(HBĐT) - Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm này chưa ghi nhận ca mắc Covid-19, tuy nhiên, những tác động từ dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, đặc biệt là lao động nghèo.


Cuộc sống của gia đình anh Bùi Tiến Dũng, tổ 2, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) hơn 1 tháng nay chủ yếu dựa vào thu nhập từ công việc nhận làm thêm tại nhà.

 Nghỉ việc không thời hạn

Anh Bùi Tiến Dũng, tổ 2, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là lao động tự do. Thu nhập hàng tháng của anh chủ yếu dựa vào đồng lương làm thuê cho một cửa hàng khung nhôm cửa kính. Vợ anh Dũng làm giúp việc cho một cửa hàng ăn sáng, lương tháng hơn 3 triệu đồng. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công việc của anh Dũng gần như ngừng hẳn, lúc nào chủ có việc thì đi làm, không thì nghỉ. Chị vợ làm túc tắc, bắt đầu từ ngày 1/4, thực hiện cách ly xã hội, chị cũng nghỉ việc ở nhà đến nay. Con trai anh Dũng làm nhân viên quán cafe cũng nghỉ việc từ khi thực hiện giãn cách xã hội. Hơn tháng nay, gia đình anh Dũng với 6 miệng ăn chủ yếu dựa vào mối hàng nhận làm tại nhà của anh Dũng. Chị Lý Thị Hồng Viện, vợ anh Dũng chia sẻ: Nghỉ việc không lương nhưng mọi chi tiêu, sinh hoạt của gia đình vẫn phải đảm bảo nên gặp không ít khó khăn. Trước đây, mỗi tháng đi làm gom góp được gần chục triệu đồng cho 6 người cũng tạm gọi là đủ. Con dâu lại vừa sinh nở, cháu nhỏ mới sinh bao thứ phải chi tiêu. Dịch bệnh như này, cả tháng nay, hai vợ chồng như ngồi đống lửa.

Cùng chung hoàn cảnh, cuộc sống của gia đình chị Bùi Hồng Phương, tổ 3, phường Phương Lâm gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Trước đây, chồng chị Phương làm lái xe thuê cho dịch vụ xe ghép. Do việc làm ăn ngày càng khó khăn, xe nhiều, anh quyết định nghỉ hẳn để phụ chị bán quán trà nước. Hàng ngày, chị Phương pha nước trà chanh, làm trà sữa và bánh handmade để bán. Mỗi tối cũng kiếm được vài trăm nghìn, có đồng ra đồng vào. Tuy nhiên, do dịch bệnh, bàn ghế, đồ bán hàng của gia đình chị đã dựng góc nhà từ lâu. Giờ đây, hai vợ chồng sống nhờ đồng lương bảo vệ của bố chị. Chia sẻ về cuộc sống trong những ngày nghỉ tránh dịch, chị Phương tâm sự: Giờ chỉ mong dịch bệnh qua nhanh, nếu không gia đình sẽ khó khăn thực sự.

Gia đình anh Dũng, chị Phương là hai trong nhiều gia đình ở TP Hòa Bình đang thực sự "ngấm đòn" bởi những tác động của "cơn bão" Covid-19. Không có đất sản xuất, hàng quán, dịch vụ đóng cửa, việc làm không có, để đảm bảo cuộc sống của gia đình không hề là việc đơn giản. Anh Bùi Văn Kìn, lái xe ôm tại bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình giãi bày: Không có dịch bệnh, cuộc sống của những lao động nghèo đã khó khăn, tháng nào hết tháng đấy. Giờ dịch bệnh bùng phát, gia đình không có tích lũy, thực sự không biết lấy gì để sống nếu như dịch bệnh cứ kéo dài mãi.

"Thắt lưng buộc bụng" và chấp hành nghiêm giãn cách xã hội

Chủ động tìm cách vượt qua khó khăn, "thắt lưng buộc bụng", chấp hành nghiêm chỉnh giãn cáchxã hội là giải pháp nhiều gia đình lao động nghèo lựa chọn lúc này. Lý giải về điều này, anh Bùi Hồng Đông, lao động tự do tại TP Hòa Bình chia sẻ: Nếu trước đây tiêu 10 đồng thì nay tiêu bớt xuống 5 đồng. Dịch bệnh cũng làm mình thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, tối giản dần đi, ăn uống vừa đủ, không thừa thãi và tiết kiệm, những gì cảm thấy không cần thiết thì không nhất thiết phải tiêu dùng. Còn giãn cách xã hội thì phải tuyệt đối chấp hành, vì nếu không chấp hành, dịch bệnh bùng phát thì không chỉ khó khăn trong giai đoạn này, mà thời gian sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa. Như vậy, người thiệt sẽ là mình.

Cùng chung quan điểm với anh Đông, chị Nguyễn Quỳnh Vân, chủ tiệm gội đầu Quỳnh Vân (TP Hòa Bình) cho biết: Trước đây chưa có dịch, 1 ngày tôi có thể kiếm vài trăm nghìn đồng, khách đến liên tục. Nay, thì thu nhập giảm đi đáng kể nhưng tôi không dám mở cửa tiệm vì nghề này tiếp xúc nhiều người, tiếp xúc gần, trong khi đó những người lạ đến mình không quen, không biết là ai, nếu chẳng may dịch bệnh thì tình hình sẽ vô cùng phức tạp.

Không lương, không việc làm, thu nhập giảm sút, trong khi sức ép từ chi tiêu không giảm, những lao động nghèo trên địa bàn tỉnh đang thực sự đối mặt với nhiều khó khăn. Tiền nhà, tiền thuê mặt bằng, tiền sinh hoạt phí hàng ngày, điện nước..., tất cả đều trông vào ngày công đi làm của người lao động. Chính vì vậy, dịch bệnh kéo dài, có thể nói đây là những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. "Trung bình mỗi tháng tôi phải trả tiền thuê nhà 1,6 triệu đồng, nhưng dịch bệnh đóng cửa gần như cả tháng nay. Thu nhập của gia đình chủ yếu nhìn vào cửa hàng gội đầu này. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài, tôi mong Chính phủ mở rộng đối tượng được hưởng hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng đến đối tượng nghèo, không có việc làm như chúng tôi" - chị Quỳnh Vân tâm sự. Có lẽ đó cũng là mong muốn chung của rất nhiều lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời điểm hiện nay.

Phương Linh


Các tin khác


Ấm áp từ sự sẻ chia tại những chốt kiểm soát dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong những ngày tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các tổ công tác kiểm soát dịch trên địa bàn huyện Lương Sơn hoạt động không ngừng nghỉ, trực chốt 24/24h. Thấu hiểu được sự vất vả đó, nhiều người dân địa phương đã mang nhu yếu phẩm đến ủng hộ cán bộ, chiến sỹ trực chốt. Từ những sự sẻ chia bình dị mà ấm đã khích lệ, động viên tinh thần các thành viên tổ công tác tích cực bám chốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng Nhân dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Shop Phạm Hoàn ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 trị giá 20 triệu đồng

(HBĐT) - Chiều 14/4, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ của shop bán hàng online Phạm Hoàn, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) số tiền và hiện vật trị giá 20 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng và 1.000 chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn trị giá 10 triệu đồng.

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc dương tính với Covid-19

Cơ quan y tế Busan (Hàn Quốc) vừa xác nhận bệnh nhân số 124 nhiễm Covid-19 tại đây là một nữ du học sinh Việt Nam.

Đồng chí Bùi Thị Hiền thôi giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kim Lập

(HBĐT) - Thông qua số điện thoại đường dây nóng (091.123.7766), Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được phản ánh của người dân huyện Kim Bôi về việc bổ nhiệm đồng chí Bùi Thị Hiền, trước đây là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Hợp Kim (cũ) giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Lập, sau khi địa phương thực hiện việc sáp nhập theo Nghị quyết số 830/2019/UBTVQH14. Báo Hòa Bình đã có công văn gửi Huyện ủy Kim Bôi đề nghị làm rõ nội dung bạn đọc phản ánh.

Đảm bảo nhu yếu phẩm ứng phó với diễn biến dịch Covid-19

(HBĐT) - Cùng với việc ứng phó dịch Covid-19 diễn ra theo từng cấp độ, huyện vùng cao Đà Bắc đã triển khai phương án dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân.

Xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy ban hành Quyết định số 849/UBND-YT ngày 2/4/2020 thành lập 2 đoàn kiểm tra giám sát về việc thực hiện hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục