Trước nguy cơ tiềm ẩn sự lây lan, xâm nhập của dịch Covid-19, mô hình dòng họ tự quản ở huyện biên giới Mường Khương (Lào Cai) đã phát huy hiệu quả, gắn giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế với phòng, chống dịch Covid-19 ở vùng biên giới.


Công an tuyên truyền, vận động về cách phòng, chống dịch Covid-19 cho chủ điều khiển phương tiện.

Dòng họ Lục, ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã trải qua chín thế hệ, với tổng số 27 hộ, 140 nhân khẩu. Ông Lục Thượng Khiêm, Trưởng dòng họ Lục năm nay đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Ông chia sẻ, ngay khi nắm được thông tin dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, sau đó xâm nhập vào Việt Nam, ông đã thông báo đến toàn thể các thành viên trong dòng họ phải nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo chung như: Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài; tránh tụ tập đông người; thực hiện khai báo y tế trung thực khi có các biểu hiện nhiễm bệnh… Các thành viên trong mô hình tự quản sẽ có trách nhiệm giám sát nhau, nếu phát hiện cá nhân hay gia đình nào không thực hiện nghiêm túc các quy tắc này sẽ đánh vào thi đua và xác định đó là một trong những tiêu chí thi đua trong dòng dọ. Nhẹ thì nhắc nhở trước dòng họ, nặng thì phạt hoặc báo chính quyền để có hình thức xử lý nghiêm khắc. Chính bằng những việc làm quyết liệt đó mà các thành viên trong dòng họ luôn chấp hành nghiêm mọi quy tắc của dòng họ đưa ra.

Trung úy Lý Mạnh Phiên, Công an xã Bản Lầu cho biết: Là địa bàn biên giới tiếp giáp Trung Quốc nên tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ hết sức phức tạp. Để chủ động công tác phòng, chống dịch Covid-19, Công an xã đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến người dân nói chung và các mô hình tự quản nói riêng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Qua đó đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân tại khu vực biên giới…. ”.

Trước đây, gia đình anh Lục Thượng Lìn cũng là một trong những gia đình thuộc diện gia đình đặc biệt khó khăn trong xã. Ngoài canh tác trồng dứa, lúc nhàn rỗi bản thân anh và một số người trong xã cũng đã có thời gian làm thuê bên kia biên giới. Tuy nhiên, từ khi nghe thông tin về dịch Covid-19, cũng như được tiếp cận với những biện pháp tuyên truyền, vận động của chính quyền xã về phòng, chống dịch, bản thân anh và gia đình luôn nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời, anh cũng thường xuyên gọi điện, động viên anh em, bạn bè thân thiết tập trung lao động tại địa phương; không tự ý xuất cảnh trái phép, tránh mang mầm bệnh lây lan vào địa bàn.

Câu chuyện bảo vệ biên giới của người dân thôn Chúng Chải B hôm nay qua lời kể mộc mạc, giản dị của cụ Lù Tờ Hỏ, Tổ trưởng Tổ tự quản đường biên, mốc giới thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Năm nay đã bước sang tuổi 60 nhưng cụ Tờ Hỏ vẫn bước đi chắc nịch, giọng nói sang sảng, bước đi phăm phăm như thanh niên trai tráng. Cụ bày tỏ: Thôn Chúng Chải B gần biên giới Trung Quốc. Ngày trước, khi dịch bệnh chưa xuất hiện, người dân tại đây vẫn thường xuyên xuất cảnh sang bên kia biên giới làm thuê. Bằng sự cần cù, chịu khó nên nhiều hộ dân cũng khấm khá lên nhiều, có của ăn của để. Thế nhưng, từ khi nghe thông tin về dịch bệnh và chủ trương của Nhà nước về việc cấm xuất cảnh qua biên giới để ngăn chặn tình hình dịch bệnh có thể lây lan, xâm nhập vào địa bàn. Nhiều người dân đã không khỏi hoang mang, lo lắng. Trước tình hình đó, cụ Tờ Hỏ cùng cán bộ công an, bộ đội biên phòng đã không ngần ngại lặn lội vượt qua mấy quả đồi đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động bà con chấp hành đúng quy định.

Hiện, tổ tự quản đường biên mốc giới tại thôn Chúng Chải B có 40 hộ với 170 nhân khẩu tham gia. Trong đó, nòng cốt của tổ là lực lượng bảo vệ dân phố, bí thư thôn. Theo quy chế hoạt động của tổ tự quản, hằng tháng lực lượng công an, biên phòng cùng đại diện tổ tự quản thường xuyên tổ chức hoạt động tuần tra dọc khu vực đường biên, mốc giới, kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt động sai phạm về an ninh trật tự cũng như không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Tổ tự quản về đường biên mốc giới thôn Chúng Chải B cũng đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch tại khu vực biên giới.

Cùng với đó, các gia đình trong thôn phải có trách nhiệm kịp thời thông báo tình hình cho đồn biên phòng và chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các hành vi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch như: Không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; vượt biên trái phép hay buôn bán, trao đổi hàng hóa tiếp xúc với người bên kia biên giới… Nhờ làm tốt công tác dân vận nên trong thời gian qua, trên địa bàn Chúng Chải B gần như không xảy ra bất cứ vụ việc phức tạp hay có trường hợp nhiễm bệnh.

Trung tá Phan Văn Sử, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và phụ trách xã, Công an huyện Mường Khương cho biết: Việc thành tập các Tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc và an ninh trật tự khu vực biên giới trong thời gian qua không chỉ góp phần đáng kể vào việc bảo đảm an ninh khu vực biên giớí, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc ở các xã biên giới đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch. Người dân thiểu số tại huyện Mường Khương đang từng ngày, từng giờ chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch Covid-19.

TheoNhanDan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục