(HBĐT) - Giai đoạn 2016-2019, huyện Lạc Thủy huy động tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình 135 là 40.279 triệu đồng. Trong đó, ngân sách T.Ư 37.465 triệu đồng, ngân sách địa phương 1.670 triệu đồng, Nhân dân đóng góp (hiến đất, hiến tài sản quy đổi thành tiền) 1.144 triệu đồng. Từ nguồn vốn đã đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa..., góp phần làm thay đổi diện mạo vùng khó khăn.


Hộ ông Bùi Văn Phiếu, thôn Đừng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) được tạo điều kiện vay vốn đầu tư chăn nuôi bò phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Triển khai chương trình, UBND huyện đã ban hành văn bản hướng dẫn cho UBND các xã thụ hưởng Chương trình 135, Ban giám sát xã về các bước tổ chức thực hiện, quản lý chương trình, dự án. Cán bộ Phòng Dân tộc, thành viên trong Ban chỉ đạo huyện được phân công phụ trách xã thường xuyên về xã, giúp cơ sở triển khai thực hiện chương trình. UBND xã được giao làm chủ đầu tư dự án cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn, đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, đối tượng được thụ hưởng. Các chương trình, dự án vào địa bàn đều được bàn bạc công khai, dân chủ từ người hưởng lợi ở cấp cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai và sự tham gia của cộng đồng, dự án triển khai phù hợp với thực tế địa phương. Các cấp, ngành tích cực phối hợp, tạo hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện chính sách từ huyện đến cơ sở. 

Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn, từ năm 2016 - 2019, huyện được giao tổng kinh phí 32.758 triệu đồng, phân bổ vốn đầu tư 31.758 triệu đồng. Qua đó thực hiện 66 công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, nhà văn hoá, công trình phụ trợ UBND xã. Nguồn vốn duy tu, sửa chữa các công trình sau đầu tư được giao tổng kinh phí 1.546 triệu đồng, thực hiện duy tu, bảo dưỡng 82 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, trường lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng. 

Nguồn lực dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đã giúp người dân vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện đầu tư nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các mô hình kinh tế, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 2016, huyện triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn 13 xã, tổng kinh phí 2.568 triệu đồng. Năm 2017, hỗ trợ đối với xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 1.695 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ đại gia súc tại 10 xã là 56 con, hỗ trợ giống cây bưởi da xanh, bưởi diễn tại 3 xã với 446 cây. Năm 2018 dự án thực hiện trên địa bàn 13 xã, tổng kinh phí 1.533 triệu đồng. Năm 2019, hỗ trợ phát triển sản xuất tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, tổng kinh phí 1.396 triệu đồng. Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm... 

Trong giai đoạn, huyện được phân bổ 3 mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã: An Lạc, An Bình, Khoan Dụ, Hưng Thi. Tận dụng lợi thế, các địa phương đã chọn mô hình nuôi dê sinh sản. Từ mô hình đã giải quyết cho hơn 120 lao động có việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của địa phương. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai cho vay 17 chương trình tín dụng chính sách, cho đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn... Tổng doanh số cho vay đạt 413 tỷ đồng, với 17.026 lượt khách hàng vay vốn (có 3.369 lượt hộ nghèo, 2.372 lượt hộ cận nghèo, 1.074 lượt hộ mới thoát nghèo, còn lại là các đối tượng khác).

Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng chính sách, trong giai đoạn 2016-2020, huyện đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số hơn 80.000 lượt người. Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho trên 1.200 người/năm, trong đó, chủ yếu là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số.

Với sự quan tâm đầu tư vùng khó khăn, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Lạc Thuỷ từng bước được nâng lên; kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi, điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế... vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng khá khang trang, sạch đẹp. Đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng được quan tâm giải quyết. Tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn mỗi năm giảm 1,5% - 2%/năm. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 17,31% (2.977 hộ), hộ cận nghèo chiếm 6,94% (1.193 hộ). Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,03% (1.264 hộ), hộ cận nghèo 7,87% (1.414 hộ). Thu nhập bình quân năm 2018 là 22 triệu đồng/người/năm, hết năm 2019 đạt 34 triệu đồng/người/năm, tăng 12 triệu đồng/người/năm.  

V.H

Các tin khác


Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục