(HBĐT) - Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo tinh thần Nghị quyết số 42 của Chính phủ được xem như phao cứu sinh đối với người gặp khó khăn do dịch Covid-19. Bởi gói hỗ trợ mang ý nghĩa vô cùng to lớn, chưa có tiền lệ, lại được triển khai trong thời gian ngắn, nên không tránh khỏi… lúng túng. Nhưng dẫu có gấp gáp đến mấy, cũng phải đảm bảo công khai, minh bạch, và đặc biệt, không kê khai danh sách hỗ trợ theo kiểu "nhầm hơn bỏ sót”.
Người dân thành phố Hòa Bình tiếp nhận gói hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Cách đây hơn 1 tháng, khi cùng đại diện các ngành liên quan đi hướng dẫn, giám sát việc chi trả gói hỗ trợ an sinh cho đối tượng người có công tại một số xã, phường ở TP Hòa Bình, tôi đã được chứng kiến sự lo lắng của những người trong cuộc. Đó là Chủ tịch UBND, Chủ tịch UB MTTQ, cán bộ LĐ-TB&XH xã, phường… Họ lo lắng quá trình rà soát, lập danh sách chi trả hỗ trợ sẽ xảy ra sai sót, nhẫm lẫn, vì đối tượng bảo trợ xã hội thì thường cũng thuộc diện hộ nghèo, lao động không có hợp đồng lao động (HĐLĐ). Đặc biệt là rất khó xác định nhóm đối tượng.
Để hạn chế những sai sót có thể xảy ra, các tổ chức chính trị - xã hội được huy động vào cuộc, để giám sát từ quá trình rà soát, lập, kê danh sách, đến quá trình chi trả. Thực hiện nhiệm vụ, theo một lãnh đạo cơ quan MTTQ TP Hòa Bình, quy trình thực hiện khá sát sao. Như đối tượng người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, chống trùng, tổng hợp, thẩm định, xác nhận danh sách đối tượng trình UBND cấp huyện trong 3 ngày làm việc. UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt danh sách, trình Chủ tịch UBND tỉnh thông qua Sở LĐ-TBXH. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở LĐ-TBXH sẽ tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Riêng với nhóm đối tượng người lao động (NLĐ) không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm, sau khi làm hồ sơ đề nghị theo mẫu gửi UBND cấp xã, UBND cấp xã tổ chức rà soát, lập danh sách NLĐ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ, với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, niêm yết công khai danh sách NLĐ đề nghị hỗ trợ tại xóm, xã để lấy ý kiến Nhân dân, sau đó tổng hợp danh sách NLĐ đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh thông qua Sở LĐ-TB&XH. Sở LĐ-TBXH tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ, chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ…
Hiện tại, tỉnh thực hiện chi trả xong nhóm đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội. Còn đối tượng NLĐ, hộ kinh doanh cá thể, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ đang được triển khai rà soát để lập danh sách. Thế nhưng đã phát sinh những điều đáng tiếc. Đó là chuyện chi trả hỗ trợ "nhầm” cho 9 hộ ở xã Tân Lập, 3 hộ ở xã Quý Hòa không thuộc diện hộ nghèo ở huyện Lạc Sơn.
Gọi là gói hỗ trợ vì thế, số tiền các đối tượng được thụ hưởng không nhiều. Như hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng, trong 3 tháng, từ tháng 4 - 6/2020. Theo Kế hoạch số 71, ngày 15/5/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện hỗ trợ NLĐ, hộ kinh doanh cá thể, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, NLĐ làm việc theo HĐLĐ cho doanh nghiệp phải tạm thỏa thuận, tạm hoãn HĐLĐ, hoặc nghỉ việc không lương được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng…, thời gian hỗ trợ từ ngày 1/4 - 30/6/2020.
Hiện, tỉnh đang triển khai việc rà soát lập danh sách để tri trả. Chưa có con số cụ thể, tuy nhiên, theo dự kiến của cơ quan tham mưu, số tiền để chi trả cho nhóm đối tượng NLĐ (theo Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh) lên tới hàng trăm tỷ đồng. Dù địa phương chỉ phải chi trả 30% tổng kinh phí theo quy định, nhưng cũng đã tạo một gánh nặng lớn đối với tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Hòa Bình. Hơn thế, nếu chi trả "nhầm” thì sẽ bỏ lọt những người yếu thế thực sự cần được hỗ trợ, tạo sự bất bình trong xã hội. Bởi vậy, vì lòng tự trọng, vì tinh thần nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam: Xin đừng xà xẻo… gói an sinh dành cho những nạn nhân của đại dịch Covid-19!
Thúy Hằng
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số hoạt động sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là những hộ hội viên nghèo. Hội Nông dân (HND) tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đồng hành, chia sẻ với hội viên, nông dân các địa phương để cùng vượt qua thời điểm khó khăn này.
(HBĐT) - Hè đang dần đến, các hoạt động bổ ích, sân chơi lành mạnh chờ đón các em thiếu nhi, thanh thiếu niên tham gia trải nghiệm. Không chỉ là những địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh gửi gắm con em mình, những sân chơi này còn giúp các em có thêm những kỷ niệm đáng nhớ, học hỏi nhiều kiến thức mới, trau dồi kỹ năng sống cần thiết trong thời gian nghỉ hè.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, trong đó có việc làm và thu nhập của người lao động. Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, ngành đã xác nhận 2.321 lao động phải tạm thời ngừng việc, 288 lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động của 69 doanh nghiệp.
Theo Bệnh viên Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, vào lúc 17 giờ 40 phút, bệnh viện đã tiếp nhận ba công nhân bị tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại công trình Nhà máy thủy điện Plei Kần, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
(HBĐT) - Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ huyện Đà Bắc phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Hồng Hà (Hà Nội) vừa tổ chức chương trình trao quà cho học sinh, người có hoàn cảnh khó khăn tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Đà Bắc.
Bộ Tài chính vừa ra thông báo hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng về việc hoàn thiện chính sách, tăng cường quản lý, giám sát nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.