Các ngân hàng có thể huy động được thêm khoảng 60.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội. Hồi tháng 4.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 1.000 tỉ đồng và cấp bù 2.000 tỉ đồng lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại để hỗ trợ chương trình phát triển nhà ở xã hội. Nếu gói này được giải ngân, các ngân hàng có thể huy động được thêm khoảng 60.000 tỉ đồng.


Nhà ở xã hội đang triển khai quá chậm do cạn kiệt về tài chính ẢNH: NGỌC DƯƠNG 

Nhu cầu lớn, làm không được bao nhiêu

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2011 - 2020, nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH) toàn quốc khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, riêng TP.HCM khoảng 134.000 căn, Hà Nội khoảng 110.000 căn, Bình Dương 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn, Đà Nẵng 11.500 căn...

Trong khi đó, theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM trong năm 2018, toàn TP có gần 500.000 hộ chưa có sở hữu nhà ở, ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình đông người trong những căn nhà nhỏ có diện tích ở bình quân thấp hơn 10 m2/người. Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng đã thực hiện khảo sát mẫu (với đối tượng và địa bàn điều tra chưa phủ đầy đủ) thì đã có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu NOXH trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó, cán bộ công chức 10.000; hộ thu nhập nghèo, cận nghèo 39.000; lao động trong khu công nghiệp 17.000. Hầu hết các nhóm đối tượng đều có xu hướng chọn phương thức thuê mua NOXH chiếm tỷ lệ từ 65 - 94%.

Dù nhu cầu rất lớn, nhưng số lượng NOXH hoàn thành không đáng là bao khi đến nay chương trình phát triển NOXH trên cả nước mới hoàn thành 207 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 85.810 căn. Như vậy, sau nhiều năm triển khai, đến nay chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới đạt khoảng 34,3% so với mục tiêu đã đề ra.

Lãnh đạo một công ty bất động sản chuyên làm về NOXH tại TP.HCM cho rằng nguyên nhân khiến chương trình phát triển NOXH không thể hoàn thành kế hoạch đề ra là do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung NOXH, chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của xã hội, nhất là tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh công nghiệp hóa cao.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty Lê Thành, sau 3 năm thực hiện gói 30.000 tỉ đồng, đến hết năm 2016, đã giải ngân được hơn 32.000 tỉ đồng, tạo điều kiện cho 56.186 người mua được nhà ở.

Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng cùng với các giải pháp hỗ trợ khác của nhà nước đã giúp cho thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ đầu năm 2014 cho đến nay.

Tuy nhiên, việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng đã có tác động tiêu cực, gây khó khăn rất lớn đối với 2 đối tượng là các chủ đầu tư dự án NOXH đã ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi, nhưng chưa giải ngân hết và không được tiếp tục giải ngân phần còn lại. Ngoài ra, nhiều người có thu nhập thấp đô thị đã ký hợp đồng, đang giải ngân dở dang, nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 đã không được tiếp tục giải ngân vay tín dụng ưu đãi NOXH, phải chuyển sang vay theo phương thức thương mại với lãi suất cao hơn gấp đôi lãi suất vay ưu đãi.

Kiến nghị giảm lãi suất xuống 3 - 3,5%/năm

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Singapore, Hàn quốc, Pháp..., đều có chính sách NOXH (social housing), nhà ở giá thấp (low-cost housing). Để thực hiện các chương trình này, nhà nước đóng vai trò chủ đạo, ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi dài hạn, để thực hiện các dự án nhà ở giá thấp, NOXH cho người có thu nhập thấp, kể cả cho người có thu nhập trung bình (như tại Singapore).

"Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại và hiện đã có gói tín dụng này với khoảng 2.000 tỉ đồng và tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 1.000 tỉ đồng. Từ đây các ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm khoảng 60.000 tỉ đồng. Những dự án NOXH đang triển khai mà vướng mắc về vốn sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ cho vay. Như vậy những năm tới, phân khúc NOXH hy vọng sẽ khởi sắc”, ông Châu nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Châu, để chương trình này thật sự khởi sắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét, bổ sung danh mục chi thực hiện chính sách NOXH vào Nghị quyết số 1023 để có nguồn ngân sách thực hiện chính sách NOXH. Trên cơ sở đó, Chính phủ tùy theo điều kiện ngân sách nhà nước hằng năm, nếu có thể được, thì bố trí khoảng 2.000 đồng/năm hỗ trợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định, để thực hiện chính sách NOXH.

Về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn, kiến nghị thực hiện mức lãi suất ưu đãi vay mua NOXH từ 3 - 3,5%/năm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có thu nhập thấp đô thị, với thời hạn vay khoảng 20 năm.

Một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đã kiến nghị Thủ tướng giảm lãi suất cho vay NOXH từ 4,8%/năm hiện nay xuống bằng 50% lãi suất bình quân các ngân hàng thương mại đang cho vay, tức khoảng 4%/năm.


Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục