(HBĐT) - Nhờ có sự tích lũy, dành dụm mà năm nay, gia đình ông Triệu Tiến Sơn ở bản Dao Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) dựng được ngôi nhà 2 tầng to đẹp, bề thế nhất bản. Bản thân ông rất phấn khởi, mãn nguyện bởi sau một quá trình nỗ lực, kinh tế của gia đình đã vững vàng, đời sống sung túc, ấm no hơn.

 


Nhờ năng động tiếp cận thị trường, cuộc sống của người dân bản Dao Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đã ấm no, ổn định.

Mừng cho ông Triệu Tiến Sơn và cũng là mừng cho chính mình, 81 hộ đồng bào dân tộc Dao nơi đây không quên mấy chục năm về trước, hồi còn ở tít trên núi cao. Như ông Triệu Văn Hội bày tỏ, hầu như mọi thứ đều phải tự túc, tự cấp, nhà nào, nhà nấy chung cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Đã vậy, do giao thông cách trở, từ núi xuống được trục đường chính phải mất 3 - 4 giờ đồng hồ, lúc ốm đau, bệnh tật hay có việc đi đâu rất cực khổ... Cuộc sống của người dân trong bản chỉ thực sự thay đổi từ năm 1986, khi chính sách định canh, định cư của Đảng, Nhà nước dẫn lối, mở đường. Bà con dời núi, về an cư, lập nghiệp tại vùng đất mới này.

Vừa lo cho dân ổn định chốn ở, chương trình định canh, định cư vừa hỗ trợ, hướng dẫn, vận động Nhân dân vực dậy sản xuất để có nguồn thu, tạo dựng cuộc sống lâu dài. Với diện tích canh tác đất lúa ít, chỉ khoảng 7 ha, bà con được vận động phát triển nghề trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Quá trình nhiều năm, người dân nhận thấy việc trồng rừng, nhất là trồng bương mang lại hiệu quả thiết thực nên nhân rộng diện tích, trở thành cây kinh tế chủ lực của địa phương. Đến thời điểm hiện tại, cây bương đã bao phủ gần như toàn bộ diện tích đồi vườn của bản. Ngoài trồng chủ yếu lấy măng, thân và lá bương cũng tạo thêm nguồn thu thương phẩm không nhỏ.

Đời sống của hầu hết các hộ đi lên nhờ phát triển cây bương hàng hóa. Với diện tích 4 - 5 ha, chỉ riêng từ măng, gia đình các ông: Triệu Văn Hội, Phùng Dũng Viên, Triệu Xuân Linh, Triệu Văn Tơ... có nguồn thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Tổng diện tích bương hiện có của bản 130 ha, thu nhập bình quân từ bán măng của các hộ từ 20 - 30 triệu đồng/năm. Gần đây, nhờ năng động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, một số hộ mạnh dạn góp vốn đầu tư phương tiện vận tải, tổ chức thu mua nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề đầu ra đối với cây bương. Từ đó, giá cả, thị trường tiêu thụ măng và một số sản phẩm nông sản khác trong dân ổn định hơn. Bên cạnh đó, nhiều hộ tập trung chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm để tăng nguồn thu nhập. Đáng kể, có trên 500 con trâu, bò, 600 con lợn bản địa trong tổng đàn vật nuôi trong dân. Tiêu biểu là hộ bà Lý Thị Vui duy trì nuôi khoảng 40 con lợn, hàng trăm con gà, vịt, thu lãi trên 50 triệu đồng/năm.

Trưởng bản Lý Văn Kính khoe: Ngoài vài hộ nhà cửa hiện còn đơn sơ, trên 90% hộ đã có nhà xây kiên cố, 99% hộ có ti vi, 100% hộ có xe máy, 5 hộ có xe tải phục vụ công việc chuyên chở, tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đời sống của người dân không thua kém so với mặt bằng chung của xã, thậm chí có phần nhỉnh hơn, bình quân thu nhập đầu người đạt trên 30 triệu đồng/ người/năm. Bà con bản Dao rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã đồng hành trong công cuộc giảm nghèo, ưu tiên triển khai nhiều chương trình, dự án, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, trên 70% đường giao thông của bản đã được bê tông hóa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, giao thương thông suốt. Bà con được sử dụng điện lưới quốc gia, nguồn nước sinh hoạt dẫn về từng hộ gia đình. Tình hình ANTT luôn ổn định, giữ vững địa bàn sạch tệ nạn xã hội. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được người dân trong bản ủng hộ, chấp hành.


Bùi Minh


Các tin khác


Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ, thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có văn bản thông báo thủ đoạn dụ dỗ học sinh, sinh viên tham gia mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục