(HBĐT) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn huyện Cao Phong luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng. Theo đó, số lao động được đào tạo, giải quyết việc làm hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 50 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 10,52% (bình quân giảm trên 3%/năm).



Xã Dũng Phong (Cao Phong) khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống sau đào tạo nghề. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao.

Trên địa bàn huyện có 1 Trung tâm GDNN - GDTX thực hiện chức năng đào tạo nghề. Ngoài ra, Trạm KNKL huyện, Hội Nông dân, Hội LHPN huyện và Phòng NN&PTNT cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật cho người lao động.

Để công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, thực hiện Đề án "đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai sát với tình hình thực tế tại địa phương. Trong quá trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT, huyện đẩy mạnh đào tạo nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp như kỹ thuật trồng, chăm sóc mía, cây có múi, chăn nuôi, nghề truyền thống, nghề mới; có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. Xây dựng kế hoạch dạy nghề LĐNT xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH... Bên cạnh nguồn vốn hàng năm do T.Ư cấp để thực hiện Đề án, hàng năm, UBND huyện đều có hỗ trợ từ 90 - 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí của địa phương để cho việc học nghề cho LĐNT được kéo dài theo chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi, theo hướng cầm tay chỉ việc. Hàng năm, UBND huyện đều tổ chức các sàn giao dịch việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đào tạo nghề theo địa chỉ. Với cách làm trên, giai doạn 2010-2020, trên địa bàn huyện có trên 10.000 LĐNT được đào tạo các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nhờ đó, trên 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm mới và nâng cao hiệu quả của việc làm hiện tại, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt gần 70%.

Đồng chí Bùi Văn Diến, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để tiếp tục làm tốt công tác này, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân về tầm quan trọng của đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thời gian tới, huyện tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; lồng ghép các chương trình, dự án để nhiều LĐNT được đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất; giúp người lao động tìm việc làm sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề..., góp phần tăng thu nhập cho người dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Đinh Thắng

Các tin khác


Bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em

(HBĐT) - Thực hiện năm "An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng nhiều mô hình, địa chỉ tin cậy, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm... hiệu quả, nhằm đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em.

Hủy và lùi giờ hàng loạt chuyến bay do bão số 5

Theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) về việc đóng cửa các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam) đến hết 20 giờ ngày 18-9, do ảnh hưởng bão số 5 (tên quốc tế là Noul), các hãng hàng không đã hủy và lùi giờ hàng loạt chuyến bay.

Giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Hòa Bình và UBND phường Dân Chủ

(HBĐT) - Sáng 17/9, đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn, đã giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) giai đoạn 2017 - 2020 tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Hòa Bình.  

Quan tâm thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện công tác rà soát phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, qua rà soát trên địa bàn tỉnh xác định có 145/151 xã, phường, thị trấn vùng DTTS và miền núi; 60 xã thuộc khu vực III, 13 xã, phường, thị trấn khu vực II, 72 xã, phường, thị trấn khu vực I; 74 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi thuộc 22 xã khu vực II và khu vực I; 8 thôn, xóm, tổ dân phố vùng DTTS và miền núi (thuộc 4 xã, phường, thị trấn không đạt tiêu chí là xã vùng DTTS và miền núi.

Bàn giao thiết bị ứng phó thiên tai, thảm họa cho xã Thống Nhất và An Bình

(HBĐT) - Ngày 15/9, Ban điều hành Dự án USAID của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức lễ bàn giao trang thiết bị cho thành viên Đội Ứng phó thiên tai, thảm họa xã Thống Nhất, An Bình (Lạc Thủy) theo dự án "Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho Hội CTĐ Việt Nam", giai đoạn III. 

Thành phố Hòa Bình: Tạo điều kiện giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS

(HBĐT) - Chỉ thị số 54, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền TP Hòa Bình về hiểm họa của đại dịch HIV/AIDS. Vì vậy, 100% phường, xã đã đưa các mục tiêu, chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào tiêu chí xây dựng NTM, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa tại địa phương.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục