(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 16 km, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) có 5 xóm, 649 hộ, 3.004 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 98%, đời sống còn nhiều khó khăn. Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện đời sống người dân, tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn chiếm trên 40% trong nhiều năm qua.


Đường giao thông xóm Xê, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) hầu như là đường đất, đi lại khó khăn.

Lý giải về nguyên nhân, đồng chí Bùi Văn Độ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Là xã vùng cao, địa bàn cách xa trung tâm, xuất phát điểm thấp, địa hình đồi núi khó canh tác, khí hậu khắc nghiệt về mùa đông, giao thông đi lại khó khăn nên việc triển khai các kế hoạch, đề án phát triển kinh tế gặp khó, nông sản thường xuyên bị ép giá. Bên cạnh đó, nhận thức người dân hạn chế, còn trông chờ, ỷ lại, việc triển khai chuyển đổi cây trồng, các chính sách hỗ trợ về vốn vay, phúc lợi xã hội chưa đạt hiệu quả. Khí hậu trên địa bàn khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ rất thấp, khoảng 5 - 70C, thường xảy ra hiện tượng sương muối, cây trồng chỉ được 1 vụ, khó nâng cao thu nhập cho người dân”.

Thu nhập bình quân của xã đạt 26,2 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên, theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, mức thu nhập bình quân được một số hộ khá giả "kéo” lên, lao động đi làm ăn xa, còn lại đa số thu nhập các hộ đều rất thấp, thậm chí dưới 10 triệu đồng/người/năm. Hiện, ngô và mía là 2 cây trồng chủ đạo của xã. Tổng diện tích ngô 310 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha, mía 133 ha, nhưng sâu bệnh tàn phá mùa màng, giao thông khó khăn nên tư thương ép giá. Tổng đàn trâu, bò của xã 1.937 con, lợn 1.986 con, gia cầm trên 30.000 con, mùa đông vẫn có nhiều gia súc chết rét, mặc dù xã đã vận động người dân gia cố, che chắn chuồng trại, sưởi ấm cho đàn vật nuôi. Đỉnh điểm năm 2011, toàn xã có trên 200 con trâu, bò chết rét, năm 2019 cũng đã thiệt hại 20 con.

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, xã phối hợp Trung tâm Khuyến nông huyện tìm các loại giống phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương, cho năng suất cao hơn, cử cán bộ hướng dẫn bà con trồng, chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Tại xóm Khộp Đèn, xóm Xê triển khai trồng cây ăn quả có múi từ năm 2016, đến nay phát triển tốt, đã cho thu hoạch. Hiện, tổng diện tích cây ăn quả toàn xã đạt 19,6 ha, chủ yếu là cây bưởi.

Thăm vườn bưởi rộng 2,4 ha của gia đình ông Bùi Văn Dần, xóm Xê, ông cho biết: "Từ khoản vay tín dụng từ Ngân hàng CSXH và NN&PTNT, gia đình tôi đầu tư mô hình trồng bưởi Diễn, da xanh từ năm 2016, đã cho thu hoạch 2 vụ, đem lại lợi nhuận trên 100 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình cần nhiều vốn đầu tư nên khó phát triển rộng rãi tại địa phương”.

Bãi Bùi, xóm Khộp Đèn rộng 9,4 ha, được du khách gần xa biết đến với khung cảnh thanh bình, nên thơ, bãi cỏ thơ mộng vút tầm mắt, hàng chục cây cổ thụ hàng trăm tuổi, nhiều nhóm bạn trẻ chọn làm điểm dã ngoại, cắm trại, chụp ảnh…, có tuần lên đến 500 lượt khách đến thăm quan. Tuy nhiên, các dịch vụ chưa đủ để níu chân du khách nhiều ngày, chưa tạo được nhiều nguồn thu cho địa phương.

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, xã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, nhiều đoạn vẫn còn khó khăn như tại xóm Xê, Chiềng, Hậu; địa bàn thường xuyên mất điện do quá tải, hạn chế khả năng sản xuất của người dân.

Triển khai các khoản vốn vay hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, tổng dự nợ tín dụng toàn xã hiện đạt gần 13 tỷ đồng, với 560 hộ vay, chủ yếu là các khoản vay hộ nghèo, cận nghèo, sản xuất. Tuy vậy, nhiều khoản tín dụng, hỗ trợ hướng đến các đối tượng người già, khuyết tật, hạn chế khả năng lao động, người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, do đó, việc giảm nghèo chưa đạt hiệu quả cao.

Thời gian tới, xã mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, vốn vay sản xuất, các loại cây trồng phù hợp điều kiện, thổ nhưỡng của địa phương để phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo trên địa bàn.


Hoàng Anh


Các tin khác


Mong các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ nhân dân miền Trung

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới, ngoài những hỗ trợ khẩn cấp, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân, các cơ quan, tổ chức quốc tế cần phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để có những chương trình, dự án hỗ trợ dài hạn, bài bản để người dân có thể sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Trên 4.000 chiếc bánh chưng của bà con nhân dân xã Thượng Cốc được gửi tới đồng bào miền Trung

(HBĐT) - Từ ngày 24 - 26/10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Sơn cùng một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người dân tại xã Thượng Cốc đã tổ chức quyên góp, vận chuyển, trao tận tay trên 4.000 chiếc bánh chưng tới huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 7.

4 đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào miền Trung 186 triệu đồng

(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai của UB MTTQ tỉnh, ngày 27/11, 04 đơn vị, doanh nghiệp đã đến trụ sở UB MTTQ tỉnh trao tiền ủng hộ.

Thăm quan mô hình câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau xóm Bưng

(HBĐT) - Ngày 27/10, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh cùng đại diện một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo huyện Cao Phong đã tham dự sinh hoạt, thăm và tìm hiểu mô hình hoạt động của câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) xóm Bưng, xã Thu Phong.

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ quyên góp hơn 41 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung

(HBĐT) - Sáng 26/10, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai, mưa lũ.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đoàn viên

(HBĐT) - Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong trường học, thời gian qua, 100% Đoàn trường trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các chương trình rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), học sinh, sinh viên tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục