(HBĐT) - Mỗi năm một lần, đúng dịp kỷ niệm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, các khu dân cư trong toàn tỉnh phấn khởi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm nay, kỷ niệm tròn 90 ngày truyền thống, không khí ngày hội dường như sôi nổi hơn. Các khu dân cư trong toàn tỉnh, từ thành phố đến vùng sâu, xa đều rộn ràng lời ca, tiếng hát, âm vang tiếng trống, tiếng chiêng. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cao nhất tỉnh, các ngành, đơn vị đã xuống cơ sở cùng dự và chung vui với đồng bào.



Nhân dân xóm Ngù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) biểu diễn tiết mục văn nghệ đậm bản sắc tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Năm nào mế Bùi Thị Vẹ ở xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) cũng háo hức đi dự Ngày hội. Không vui sao được khi ngày hội là dịp mọi người cùng gặp gỡ, gia đình nào cũng có người tham gia, con cháu đi làm ở xa cũng về dự. Từ mấy ngày trước đó, mế cùng các chị em trong xóm cùng hăng hái luyện tập các tiết mục văn nghệ đậm bản sắc dân tộc Mường để biểu diễn. Mế Vẹ chia sẻ: Thông qua Ngày hội, mế càng thấy rõ trách nhiệm của bản thân, gia đình trong xây dựng cộng đồng dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khắp các miền quê trong tỉnh, đồng bào Mường, Thái, Tày, Kinh, Dao, Mông cũng cùng hồ hởi mừng Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở xã vùng cao Hiền Lương (Đà Bắc), xóm Ngù có sự chuẩn bị chu đáo để Ngày hội thực sự vui tươi, ý nghĩa. Trưởng Ban công tác Mặt trận Bàn Văn Hùng cho biết: Năm nay, xóm vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cùng lãnh đạo các cấp, ngành về dự, niềm vui được nhân đôi. Xóm có 87 hộ, 410 nhân khẩu. Mặc dù là xóm vùng cao nhưng đồng bào 4 dân tộc (Dao, Mường, Tày, Kinh) cùng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. Nhân dân đã hiến 2.300 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; đóng góp ngày công bê tông hóa đường xóm; thực hiện mô hình tự quản 2.000m đường. Đồng bào rất phấn khởi khi được thông tin về Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được Quốc hội thông qua và nghị quyết để thực hiện.

Đối với trung tâm của tỉnh, Chủ tịch UB MTTQ TP Hòa Bình Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết: Tất cả các khu dân cư đều tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trang trọng, phấn khởi, nội dung đúng trọng tâm. Ngày hội là điểm nhấn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn kết cộng đồng, khơi dậy sức mạnh nội lực ngay từ chính mỗi người dân, gia đình, cộng đồng.

Đơn cử như khu dân cư số 5, phường Tân Hòa có 220 hộ. Nhân dân đồng thuận xây dựng tuyến phố Tuệ Tĩnh văn minh, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè dù trên địa bàn có chợ  Tân Bình. Nhân dân đóng góp gần 700 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa khang trang. Ngày hội đại đoàn kết là dịp để khu nhìn lại kết quả trong năm 2020: Thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng, không còn hộ nghèo, cận nghèo; 95% hộ đạt gia đình văn hóa. Năm 2021, khu phấn đấu giữ vững khu dân cư văn hóa.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự là dịp sinh hoạt truyền thống đại đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai tầng xã hội. Ngày hội được chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ, đồng bào cùng ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam. Đồng thời, đánh giá công tác xây dựng khu dân cư năm 2020, việc thực hiện các cuộc vận động (CVĐ), phong trào thi đua yêu nước, nhất là CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQ chủ trì. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng thôn, xóm. Thảo luận, tham luận, thống nhất đề ra các mục tiêu phấn đấu trong năm 2021 và ký kết giao ước thi đua thể hiện quyết tâm xây dựng cộng đồng dân cư ngày càng phát triển. Phần hội được duy trì với các tiết mục văn nghệ, thể dục thể thao đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc. Thông qua Ngày hội khơi dậy tính tự chủ, tạo khí thế thi đua sôi nổi, sự đồng thuận trong Nhân dân thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh khẳng định: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày hội lớn có ý nghĩa sâu rộng, thực sự là nơi gắn kết cộng đồng. Mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền, MTTQ các đoàn thể với các tầng lớp Nhân dân ngày càng gắn bó. Tinh thần đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công” càng khẳng định giá trị và mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.

           
Cẩm Lệ

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục