(HBĐT) - Cuối năm 2019, cùng với một số chị em ở địa phương, chị Bùi Thị Nữ, xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) theo học lớp đào tạo nghề may túi xách siêu thị do Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở. Hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ nghề, chị Nữ vào làm tại xưởng may Sơn Thìn tại xã. Với đôi bàn tay khéo léo, chuyên cần, sản phẩm may của chị đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, giúp chị có thu nhập bình quân từ 3,8 - 6 triệu đồng/tháng.


 Sau học nghề, lao động nông thôn xã Nam Thượng (Kim Bôi) có việc làm, thu nhập ổn định từ việc may túi xách siêu thị.

Qua trao đổi với chị Nguyễn Thị Thìn, chủ cơ sở may Sơn Thìn, xưởng hiện có 40 công nhân. Hầu hết phụ nữ trên địa bàn xã đang làm việc tại cơ sở, từng được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) do huyện tổ chức trong các năm 2019-2020. Đáng mừng là nghề may túi siêu thị khá phù hợp với nhu cầu, trình độ của nữ LĐNT, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, nhưng đầu ra sản phẩm vẫn duy trì. Xưởng sản xuất hoạt động thường xuyên, đảm bảo thu nhập cho công nhân với mức lương thấp nhất 2,5 triệu đồng, cao nhất 6 triệu đồng/người/tháng. Thông qua một đầu mối nhập hàng khác, mặt hàng túi siêu thị được tiêu thụ tại tỉnh Hà Nam.

Theo đồng chí Nguyễn Duy Thanh, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH), minh chứng nêu trên phản ánh được hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT triển khai trên địa bàn tỉnh, theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, công tác này gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn; LĐNT của tỉnh chưa được trang bị kiến thức về KHKT, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều LĐNT phải đến khu công nghiệp ở các thành phố lớn, các địa phương khác để tìm việc làm. Từ khi Đề án đào tạo nghề cho LĐNT (Đề án 1956) được triển khai, số lao động sau học nghề làm việc ở các công ty, doanh nghiệp có thu nhập tăng lên đáng kể. Người lao động ở khu vực nông thôn được đào tạo, cập nhật kiến thức mới, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất đạt năng suất, hiệu quả cao hơn. Lao động học nghề được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi trong công tác đào tạo nghề nghiệp. Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc học nghề, giải quyết việc làm sao cho hiệu quả.

Những năm qua, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các xã khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề, tỉnh ưu tiên làm thí điểm, nhân rộng mô hình điển hình tại các huyện, thành phố. Đơn cử như mô hình nghề may công nghiệp tại Công ty TNHH Hùng Như (Kim Bôi), Công ty may Việt Hàn, Công ty CP Lạc Thủy; nghề dệt thổ cẩm tại HTX du lịch Chiềng Châu (Mai Châu); nghề mây tre đan của bà Bùi Thị Hạ, xã Xuân Thủy (Kim Bôi); nghề chổi chít xuất khẩu của hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương (TP Hòa Bình)... Bên cạnh đó, nghề trồng, chăm sóc cây có múi ở huyện Cao Phong được nhân rộng tại các huyện Tân Lạc, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình); mô hình chăn nuôi gà có các hộ: Bùi Thị Lịch, Bùi Thị Thúy ở thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy); mô hình nuôi gà đồi ở huyện Lạc Sơn; nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà; trồng rau sạch tại huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, nuôi dê ở huyện Đà Bắc... Ngoài ra, mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay (Đà Bắc), các khu du lịch ở các bản: Lác, Văn, Pom Coọng, Bước và các xã: Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) và một số khu nghỉ dưỡng, khách sạn ở các huyện.

Từ năm 2016 đến nay, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Giai đoạn 2010-2015, trong khuôn khổ Đề án 1956, tỉnh tổ chức đào tạo 851 lớp theo các trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 25.580/45.000 lao động. Giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ kinh phí mở trên 800 lớp cho 25.627/45.000 lao động. Qua đó, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến hết năm 2020 đạt 56%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 50,6%. Tỉnh phấn đấu thực hiện mục tiêu giai đoạn 2021-2015 dạy nghề dưới 3 tháng cho 31.000 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, trong đó, khoảng 25% có bằng cấp, chứng chỉ.

Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp: Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 14/3/2018 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục nghề nghiệp; Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 26/7/2019 về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2025, từng bước giúp phụ huynh, học sinh nhận thức đúng vị trí, hiệu quả của việc học nghề để tìm kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập; nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp. Triển khai hợp tác với doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp tham gia Hội đồng trường, Hội đồng quản trị đối với cơ sở tư thục, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình trong tổ chức đào tạo thực hành sản xuất. Đặc biệt đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp), liên kết giữa trường với doanh nghiệp.

 

Bùi Minh

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục