(HBĐT) - Ngộ độc thực phẩm; thực phẩm không rõ nguồn gốc; lo ngại về tồn dư thuốc BVTV trong rau củ quả; tồn dư thuốc kháng sinh và thức ăn tăng trọng trong thịt gà, thịt lợn; thịt lợn sề bị trà trộn làm giả thành thịt bò… là mối lo thường trực của chị em nội trợ mỗi ngày. Trước nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng, đặc biệt là vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới nên số cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn TP Hòa Bình được mở ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu thực phẩm rõ nguồn gốc của người dân.



Mỗi sản phẩm trong cửa hàng "Đặc sản vùng miền" đều được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Chị Bùi Thị Hồng, chủ cửa hàng "Đặc sản vùng miền” (số 19, đường Mạc Thị Bưởi, thành phố Hòa Bình) cẩn trọng kiểm tra lại từng chiếc tem trên mỗi quả bưởi, cho biết: Sau khi khảo sát nhu cầu thị trường, đầu tháng 11 vừa qua, tôi chính thức khai trương cửa hàng "Đặc sản vùng miền” bán các loại đặc sản của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hiện, tôi đang công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ nên có những hiểu biết nhất định về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch... Do đó, tất cả các sản phẩm hiện đang có bán tại cửa hàng đều là sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng để người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi ưu tiên chọn bán những sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao như các loại hoa quả, chè đặc sản... của Hòa Bình. Sau hơn 1 tháng khai trương, lượng khách ổn định và tăng dần cho thấy nhu cầu về thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng của người dân hiện nay là rất lớn.

Dạo một vòng qua các tuyến phố như: Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Năng Lượng… sẽ thấy có khá nhiều cửa hàng "hoa quả sạch”, "thực phẩm sạch”. Thời gian gần đây, hệ thống các cửa hàng Vinmart phát triển mạnh ở TP Hòa Bình cũng đã góp phần cung cấp lượng lớn thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Chọn mua cam tại cửa hàng "Hoa quả sạch Tuấn Liên” (đường Cù Chính Lan, thành phố Hòa Bình), chị Nguyễn Thị Lanh cho biết: Hòa Bình đang vào mùa cam, bưởi. Tuy cam bán dưới chợ Nghĩa Phương khá nhiều, giá cả cũng rẻ hơn nhưng vì không biết nguồn gốc thế nào nên tôi không dám mua. Chấp nhận mua ở các cửa hàng thực phẩm sạch có thể giá cao hơn 1 chút nhưng nguồn gốc rõ ràng, cửa hàng uy tín, sản phẩm đã được tuyển chọn nên khi cho các con ăn cũng cảm thấy yên tâm, an toàn hơn.

Suy nghĩ của chị Lanh cũng chính là suy nghĩ của khá nhiều chị em nội trợ hiện nay. Có cầu ắt có cung, từ nhu cầu đó mà số cửa hàng thực phẩm sạch, hoa quả sạch mọc lên khá nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình.

Hiện tại, những cửa hàng thực phẩm sạch xuất ngày càng nhiều trên địa bàn thành phố. Chủ các cửa hàng này đều cam kết mang đến người tiêu dùng các loại thực phẩm tươi sống chất lượng nhất. Có thể kể đến rau củ quả hữu cơ, đặc sản vùng miền, các loại thịt lợn, gà chỉ nuôi bằng phương pháp truyền thống, không sử dụng cám và thức ăn công nghiệp, hạt dổi, măng khô, mật ong.... Ngoài ra còn có cá sông, hải sản được đánh bắt từ thiên nhiên và bảo quản theo phương thức ủ đá cấp đông, không dùng chất bảo quản.

Thực tế cho thấy, sự ra đời của cửa hàng thực phẩm sạch đã phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân. Qua đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của thực phẩm an toàn ngày càng lan tỏa. Sự hình thành của các cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn đã thể hiện nét văn minh thương mại, cung cấp thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng và dần định hướng tiêu dùng cũng như chất lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường. Đồng thời khi hệ thống phân phối này được đẩy mạnh phát triển cũng tạo điều kiện cho các sản phẩm an toàn ổn định đầu ra.

Tuy nhiên, tâm lý khi mua thực phẩm của người tiêu dùng là "trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy, để khách hàng tin tưởng, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cần dán tem chứng nhận chất lượng đầy đủ cho hàng nông sản, hàng thực phẩm như VietGAP, GlobalGAP. Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cần khuyến khích khách hàng sử dụng máy đo an toàn thực phẩm hoặc trang bị sẵn các thiết bị hiện đại để người tiêu dùng có thể trực tiếp kiểm tra. Bằng phương pháp này, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm trước khi mua.


Tiến Quân

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục