(HBĐT) - So với các địa phương khác, Hòa Bình là tỉnh có nhiều khó khăn, nguồn thu, chi chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách T.Ư cấp. Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo của tỉnh chiếm tỷ lệ còn cao so với số đối tượng tham gia BHYT. Đời sống của đa số hộ làm các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, ngành nghề tự do còn nhiều khó khăn. 

Trong thời gian qua, dịch Covid-19 tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động. Việc làm của người lao động không ổn định, thu nhập thấp, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương.


Cán bộ ngành BHXH phối hợp Bưu điện tỉnh tuyên truyền người lao động tham gia BHXH tự nguyện ở thành phố Hòa Bình.

Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BHXH Việt Nam và sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, trong năm qua, BHXH tỉnh nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt nhiệm vụ. Trong năm, số người tham gia BHXH tự nguyện trên 11 nghìn  người, tăng 6.352 người (116,3%) so với năm 2019. Trên 73 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc, giảm 2.699 người so với năm 2019. Trên 63 nghìn người tham gia BHTN, tăng 1.242 người (1,9%) so với năm 2019. Trên 815 nghìn người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 94,7% dân số, vượt 0,9% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Giải quyết chế độ hưởng BHXH cho 43.116 lượt người, tăng 482 lượt người (14,1%) so với năm 2019, gồm 1.802 người hưởng BHXH hàng tháng, 4.664 người hưởng trợ cấp BHTN, 7.280 người hưởng trợ cấp 1 lần, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho trên 30 nghìn người. Ngành đã thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho trên 1,1 triệu lượt người. Tổng số chi BHXH, BHYT, BHTN năm 2020 trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng (4,7%) so với năm 2019. Trong đó, chi BHXH, BHTN trên 2 nghìn tỷ đồng, chi khám, chữa bệnh BHYT trên 955 tỷ đồng.

Để người lao động "không bị bỏ lại phía sau” khi gặp những rủi ro, ngành tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19 như: Chiến dịch truyền thông cao điểm "Toàn ngành BHXH chung tay phòng, chống dịch Covid-19”; phối hợp Bưu điện tỉnh tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, cổ động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; tuyên truyền trên trang mạng xã hội... Tham mưu Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn, hợp nhất, đổi tên Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tỉnh thành Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh. Tổ chức đào tạo, mở rộng mạng lưới nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT. Thực hiện chuyển đổi mã huyện đối với các đơn vị sáp nhập. Phối hợp Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn BHXH huyện, các đơn vị bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tạm dừng đóng theo chủ trương của Chính phủ và của ngành.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục giải quyết chế độ, chính sách, cấp lại - đổi sổ BHXH, thẻ BHYT, tạo thuận lợi cho Nhân dân và người tham gia; niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam; tiếp tục tập trung thực hiện giao dịch điện tử và giao dịch qua dịch vụ bưu chính để cắt giảm thời gian đi lại, chờ đợi của các đơn vị sử dụng lao động khi thực hiện BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.


Việt Lâm

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục