(HBĐT) - Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác giảm nghèo. Nguồn thu ngân sách tỉnh và một số huyện còn thấp nên nguồn lực tài chính bố trí lồng ghép thực hiện các chương trình giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc triển khai thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) còn nhiều khó khăn… Tuy nhiên, vượt qua trở ngại, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đã nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).



Những năm qua, người dân xã đặc biệt khó khăn Thạch Yên (Cao Phong) đã tích cực chuyển đổi cơ câu cây trồng, mùa vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, nhận thức trách nhiệm, vai trò của hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và của chính người nghèo, hộ nghèo trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV được nâng cao. Các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách về công tác giảm nghèo, giúp người dân hiểu rõ và đồng thuận trong triển khai thực hiện. Thông qua đó đã giáo dục ý thức tự vươn lên thoát nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người nghèo, hộ nghèo DTTS. Đồng thời, quan tâm hướng dẫn người nghèo tận dụng các cơ hội để giảm nghèo và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng xã hội.

Những năm qua, thực hiện chính sách giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV đã giúp các xã có sự chuyển mình rõ nét, đời sống người dân được nâng cao nhờ sự hỗ trợ, đầu tư thiết thực. Theo số liệu của UBND tỉnh, trong năm 2020, thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh đã cho trên 34.850 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay 1.122.645 triệu đồng để phát triển SX-KD, giải quyết việc làm, trong đó có 6.271 hộ nghèo, 6.324 hộ cận nghèo, 3.471 hộ mới thoát nghèo. Từ các nguồn vận động tài trợ và Quỹ ngày vì người nghèo đã hỗ trợ gần 400 hộ nghèo làm nhà mới và sửa chữa trên 60 nhà. Thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, toàn tỉnh đã hỗ trợ trên 22.800 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí 33.157 triệu đồng; 89.755 người thuộc hộ nghèo, số tiền 67.289,5 triệu đồng và 124.872 người thuộc hộ cận nghèo, số tiền trên 93.646 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách về khám, chữa bệnh cho người nghèo; miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nhiều chính sách thiết thực khác.

Song song với thực hiện chính sách giảm nghèo, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo thực hiện Chương trình GNBV, tạo lực đẩy cho sự phát triển của huyện nghèo và các xã, xóm đặc biệt khó khăn. Năm qua, thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, với tổng kinh phí 42.860 triệu đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đã khởi công 9 công trình giao thông, 2 công trình hạ tầng kỹ thuật, tu sửa 82 công trình hạ tầng; xây dựng 13 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 22 mô hình giảm nghèo với số vốn 2.240 triệu đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình 135 đã giúp các xã, xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh ngày một đổi thay, phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào cải thiện rõ rệt. Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Năm qua, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai có hiệu quả, nhiều mô hình sản xuất được thực hiện để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tiếp tục được quan tâm. Thông qua các chương trình, dự án đã đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH và giảm nghèo của tỉnh.

Minh chứng thuyết phục được thực hiện qua dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 201 công trình, với 171 công trình khởi công mới, gồm 105 công trình giao thông, 14 công trình thuỷ lợi, 43 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng và các công trình về điện, giáo dục, nước sinh hoạt, chợ, công trình phụ trợ khu thể thao; thực hiện 30 công trình chuyển tiếp, chủ yếu về giao thông, nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời tiến hành duy tu, bảo dưỡng trên 300 công trình để phát huy hiệu quả lâu dài, bền vững. 

Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, các địa phương đã hỗ trợ 228.600 cây giống lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, dược liệu, cây lâm nghiệp cho hơn 1.000 hộ hưởng lợi; hỗ trợ gần 24.860 con giống vật nuôi cho 1.831 hộ; hỗ trợ 825 máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất cho 1.456 hộ hưởng lợi. Ngoài ra đã xây dựng 5 mô hình chăn nuôi cho gần 600 hộ tham gia; hỗ trợ vật tư chủ yếu cho 2.345 hộ hưởng lợi và mở 24 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho hơn 900 lượt người DTTS…

Trong thực hiện công tác GNBV, UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Xây dựng chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương nhằm hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào các dân tộc sinh sống tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã, xóm thuộc Chương trình 135. Từ những hoạt động thiết thực, phù hợp thực tiễn, được tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, phát huy dân chủ, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,6%, giảm 2,76% so với năm 2019.


 Thu Hiền

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục