(HBĐT) - Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh ta có 12.000 người tham gia quân đội, có 4.691 người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Nam nghi phơi nhiễm chất độc hóa học, sinh sống ở 151/151 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

 


Hội CCB huyện Tân Lạc đẩy mạnh phong trào quyên góp ủng hộ xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên là nạn nhân chất độc da cam.

Đến nay, toàn tỉnh có 3.605 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gồm: 2.979 đối tượng trực tiếp, 626 đối tượng gián tiếp đang hưởng chế độ phụ cấp. Các đối tượng trực tiếp là nạn nhân chất độc da cam/dioxin đa số tuổi đã cao, sức khỏe yếu, trong đó, trong 5 năm (2015-2020), toàn tỉnh có 443 nạn nhân qua đời, chủ yếu do mắc bệnh ung thư. Những nạn nhân gián tiếp là con đẻ và cháu (thế hệ thứ 3) bị ảnh hưởng do di truyền, sinh ra dị dạng, dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ, làm cho bản thân, gia đình suy giảm nhanh về sức khỏe, nhiều trường hợp không còn khả năng tự lực trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, do thường xuyên ốm đau, thu nhập của gia đình phần lớn để lo mua thuốc chữa bệnh, sức khỏe yếu, dẫn đến gặp nhiều hạn chế trong mưu sinh,  nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh hết sức khó khăn, không ít gia đình nhà ở chưa đảm bảo.

Từ thực tế đó, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH quan tâm, chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với trường hợp có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Đặc biệt, với tinh thần "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, sự ủng hộ của Nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhiều hoạt động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được triển khai. 

Quyền Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vũ Công Đào cho biết: Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến đến giám định sức khỏe. Trong đó, 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp, gồm 1.782 người trực tiếp, 600 người gián tiếp. Quá trình kiểm tra, lập hồ sơ cho đối tượng chính sách không để xảy ra sai phạm, phiền hà, sách nhiễu người có công. Bên cạnh đó, các cấp Hội trong toàn tỉnh huy động được trên 6,7 tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa, làm nhà mới, tặng bò sinh sản, trợ cấp khó khăn, cấp học bổng cho nạn nhân chất độc da cam. Tỉnh Hội đã trích trên 666 triệu đồng từ nguồn Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nguồn ngân sách tặng 2.273 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam ở các huyện, thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày vì nạn nhân chất độc da cam; hỗ trợ sửa chữa làm nhà mới cho 9 gia đình hoàn cảnh khó khăn, trị giá 170 triệu đồng; tổ chức đưa 93 nạn nhân chất độc da cam/dioxin đi xông hơi, giải độc, phục hồi chức năng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội T.Ư, trị giá trên 233 triệu đồng. Đồng thời, từ kinh phí của T.Ư Hội, Ban Đối ngoại T.Ư, Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, tổ chức những người Nhật Bản yêu Việt Nam, Công ty CPTM Định Nhuận… trao tặng quà, học bổng, áo ấm, xe lăn, bò sinh sản, cải tạo, nâng cấp nhà ở cho các nạn nhân và con em nạn nhân chất độc da cam trị giá gần 800 triệu đồng.

Cũng từ năm 2015 đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin  các huyện, thành phố đã phối hợp với các cấp, ngành tặng 15.369 suất quà, trị giá trên 4 tỷ đồng; làm mới, sửa chữa 42 nhà, trị giá trên 1,6 tỷ đồng; tặng 15 con bò sinh sản, trị giá 281 triệu đồng; trợ cấp 14,5 triệu đồng cho 7 gia đình khó khăn. Ngoài ra, các huyện, thành phố xây dựng quỹ tình nguyện để chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau được hàng trăm triệu đồng.

Từ phong trào "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, những năm qua, công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân được nâng lên. Công tác quản lý Nhà nước được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ. Một số chính sách ưu đãi của Nhà nước được kịp thời bổ sung, hoàn thiện. Tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ngày càng được củng cố, kiện toàn. Đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân chất độc da cam tiếp tục được cải thiện.

 Đức Phượng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục