Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), dịch COVID-19 đang tác động mạnh đến thị trường lao động, việc làm; khiến số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.
Ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập
Anh Nguyễn Trung Hân, điều hành tại công ty du lịch tại Hà Nội đã quyết định sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) khi hết tháng 5 để lĩnh tiền bảo hiểm thất nghiệp. "Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4 đến nay, tôi rơi vào cảnh thất nghiệp. Công ty cũng hỗ trợ một phần nhưng không nhiều. Do đó, tôi quyết định nghỉ việc để lĩnh tiền thất nghiệp và chuyển hướng làm việc tự do như lái xe hoặc bán hàng”, anh Nguyễn Trung Hân chia sẻ.
Tư vấn việc làm online trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Đây cũng là tâm trạng chung của nhiều lao động làm dịch vụ do bị tác động kép của dịch và chuyển đổi ngành nghề để thích ứng.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động, việc làm. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 2 đợt bùng phát dịch COVID-19 (đợt 1 bùng phát ở Hải Dương, Quảng Ninh ngay trước Tết Nguyên đán và kéo dài khoảng 1 tháng; đợt 2 từ ngày 27/4/2021, là đợt dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay).
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập (2,8 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập).
Về tình hình cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dịch bệnh tác động mạnh vào nhiều ngành, nghề, khu vực. Điều này dẫn đến số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.
Do yêu cầu phòng dịch của nhiều địa phương, cơ hội tìm kiếm được việc làm trong khu vực chính thức gặp khó khăn nên người lao động buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định, thu nhập không cao (có 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng).
Lao động ở khu vực thành thị cũng chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy, công xưởng. Một số ngành bị ảnh hưởng mạnh như nghệ thuật, vui chơi giải trí thu nhập của lao động bị giảm 5,2%, vận tải kho bãi thu nhập của lao động giảm 2,7%, dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu giảm 3%, du lịch lữ hành doanh thu giảm 60,1%. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng, hiện có 40.000 lao động đã hoàn tất các thủ tục, nhưng chưa thể xuất cảnh.
Quan tâm đến lao động Khu công nghiệp
Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất kinh doanh tại Bắc Ninh, Bắc Giang. Tính đến nay, tỉnh Bắc Giang buộc phải tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp với tổng số gần 150.000 lao động tạm ngừng việc, tỉnh Bắc Ninh có 42.000 lao động trên tổng số 320.000 lao động phải ngừng việc; TP. Hải Phòng có hơn 30.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc,… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.
Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất, với các địa phương có đông công nhân, người lao động như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh cần quan tâm quản lý công nhân, thực hiện giãn cách, cách ly khi rà soát mắc COVID-19. Các địa phương quản lý công nhân hai chiều, cả ngày làm việc và ngày nghỉ. Triển khai quyết liệt, các biện pháp cách ly, nhưng vẫn phải quan tâm bảo đảm đời sống cho công nhân, người lao động.
Bộ LĐTBXH đề xuất Thủ tướng bổ sung ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các địa phương tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, nơi cư trú, không để lọt các mầm bệnh.
"Việc hỗ trợ các địa phương, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ LĐTBXH đang hoàn thiện chính sách hỗ trợ, xin ý kiến các bộ, ngành và sớm báo cáo Thủ tướng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Xinh tươi, nhẹ nhàng, thân thiện với trái tim chân thành, trong sáng, cô gái trẻ Đỗ Thị Dung, người sáng lập Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện TP Hòa Bình cùng các cộng sự đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực, góp phần lan tỏa những yêu thương, chia sẻ khó khăn với cảnh ngộ, cuộc đời bất hạnh ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. Cô được vinh dự được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề cử UBND tỉnh tặng bằng khen là điển hình có thành tích xuất sắc học tập, làm theo lời Bác Hồ giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - Để có giải pháp hiệu quả, chủ động hỗ trợ tiêu thụ nông sản (TTNS) cho nông dân các địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trên cơ sở công văn của T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam, ngày 12/5/2021, HND tỉnh ban hành Công văn số 1462-CV/HNDT về việc hỗ trợ TTNS cho nông dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
(HBĐT) - Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong những ngày hè luôn là vấn đề được các cấp, ban, ngành chức năng và các gia đình trên địa bàn tỉnh quan tâm. Nhất là trong mùa hè năm 2021, với bao điều cần suy ngẫm…
(HBĐT) - Chiều 28/5, tại trụ sở UB MTTQ tỉnh, Tập đoàn An Thịnh Phát và Công ty CPTM Dạ Hợp đã ủng hộ tiền mặt và hàng hóa cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh. Dự, chứng kiến có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh.
Chiều 28/5, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp khẩn triển khai các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 tại huyện Hữu Lũng.
(HBĐT) - Ngày 28/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) và Agribank chi nhánh tỉnh tổ chức ký kết chương trình phối hợp 2 bên nhằm hỗ trợ người lao động vay vốn đi lao động ngoài nước.