Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, sẽ có thêm chín triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19.
(Ảnh: ©Jake Brewer)
Báo cáo "Lao động trẻ em: Ước tính toàn cầu 2020, xu hướng và con đường phía trước”, được công bố trước Ngày thế giới Phòng, chống lao động trẻ em (12-6), cảnh báo tiến độ hướng tới mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em đã bị ngừng trệ lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, đảo ngược xu hướng giảm trước đó. Con số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 160 triệu, tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng bốn năm qua, và hàng triệu trẻ em khác đang đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19...
Đây là báo cáo đầu tiên do ILO và UNICEF phối hợp thực hiện và công bố sáng 10-6.
Theo đó, có mức tăng đáng kể về số lượng lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 dù đối tượng này chỉ chiếm hơn một nửa tổng số trẻ em toàn cầu. Số trẻ em trong độ tuổi 5-17 phải làm các công việc nguy hại - được định nghĩa là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ - đã tăng 6,5 triệu trẻ kể từ năm 2016, lên 79 triệu trẻ. "Những số liệu ước tính mới là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta. Chúng ta không thể đứng yên khi một thế hệ trẻ em mới đang đứng trước rủi ro như vậy”, Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết.
Theo ông Guy Ryder, an sinh xã hội toàn diện cho phép các gia đình tiếp tục cho trẻ em đến trường ngay cả khi kinh tế khó khăn. Cần thiết phải tăng mức đầu tư vào phát triển nông thôn và việc làm thỏa đáng trong lĩnh vực nông nghiệp. "Chúng ta đang đứng trước một thời điểm then chốt, phụ thuộc rất lớn vào cách mà chúng ta ứng phó như thế nào. Đây là thời điểm cần có những cam kết và hành động mới để xoay chuyển tình thế và phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói và lao động trẻ em", ông Guy Ryder nói.
Tại châu Phi hạ Sahara, tình trạng dân số tăng, khủng hoảng liên tục tái diễn, nghèo đói cùng cực và thiếu các chế độ an sinh xã hội khiến lao động trẻ em tăng thêm 16,6 triệu trẻ trong vòng bốn năm qua. Và ngay cả với những khu vực có những bước tiến từ năm 2016 như châu Á và Thái Bình Dương và châu Mỹ Latin và Caribe, Covid-19 cũng đang đe dọa đến những tiến bộ này.
Báo cáo cũng cảnh báo, trên toàn cầu, tính đến cuối năm 2022 sẽ có thêm chín triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch. Một mô hình mô phỏng cho thấy con số này có thể tăng lên 46 triệu nếu trẻ em không được tiếp cận với các cơ chế an sinh xã hội thiết yếu.
Những cú sốc về kinh tế và trường học bị đóng cửa do đại dịch Covid-19 đồng nghĩa với việc những lao động trẻ em có thể phải làm việc trong thời gian dài hơn hay với điều kiện làm việc tồi tệ hơn, bên cạnh đó, rất nhiều em khác có thể sẽ bị buộc làm việc trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khi các gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và thu nhập.
Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore cho rằng: "Chúng ta đang mất thế đứng trong trận chiến chống lại lao động trẻ em, và năm vừa qua khiến cuộc chiến không hề dễ dàng hơn. Năm thứ hai của đại dịch với những lần phong tỏa toàn cầu, trường học đóng cửa, gián đoạn kinh tế, ngân sách bị thu hẹp, các gia đình bị buộc phải đưa ra những sự lựa chọn đau lòng. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các ngân hàng phát triển quốc tế ưu tiên đầu tư vào các chương trình có thể giúp đưa trẻ em ra khỏi lực lượng lao động và quay trở lại trường học và đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội, giúp các gia đình tránh phải đưa ra lựa chọn này ngay từ đầu".
Một số phát hiện chính khác của báo cáo:
70% lao động trẻ em hiện làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (112 triệu trẻ), 20% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ (31,4 triệu trẻ) và 10% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp (16,5 triệu trẻ).
Gần 28% trẻ trong độ tuổi 5-11 và 35% trẻ trong độ tuổi 12-14 là lao động trẻ em và không được đi học.
Lao động trẻ em là các trẻ em trai phổ biến hơn trẻ em gái ở mọi lứa tuổi. Nếu tính đến các công việc gia đình phải làm mất ít nhất 21 giờ mỗi tuần thì khoảng cách giới trong lao động trẻ em thu hẹp hơn.
Tỷ lệ lao động trẻ em ở khu vực nông thôn (14%) cao gần gấp ba lần khu vực thành thị (5%).
Theo báo Nhân Dân
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc”, thời gian qua, trên ba tuyến biên giới đất liền, các đơn vị quân đội đã duy trì 1.909 tổ, chốt; trong đó có 1.508 cố định, 401 lưu động với 12.755 người tham gia bảo đảm an ninh biên giới chống xuất nhập cảnh trái phép.
(HBĐT) - Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ TP Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Chợ nhân đạo” tại TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 9/6, tại trụ sở UB MTTQ tỉnh, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh từ 5 cơ quan, tổ chức trong tỉnh. Dự, chứng kiến tiếp nhận có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban quản lý Quỹ; lãnh đạo Sở Y tế.
(HBĐT) - Ngày 9/6, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh Hòa Bình đã đến thăm, động viên và trao quà ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho các đơn vị làm nhiệm vụ chống dịch và MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Tại Nhà Văn hóa xóm Mến Bôi, xã Kim Lập, Huyện Đoàn Kim Bôi vừa phối hợp với Phòng TN&MT huyện tổ chức Chương trình ra quân tình nguyện hè và hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2021 với chủ đề: "Phục hồi hệ sinh thái”. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, các phòng, ban huyện Kim Bôi, xã Kim Lập và 30 cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện.
(HBĐT) - Tỉnh Đoàn Hòa Bình vừa phối hợp với Huyện Đoàn Kim Bôi tổ chức dâng hương, dâng hoa tại địa chỉ đỏ Đình Lập, xã Kim Lập (Kim Bôi) nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021). Tham dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Bôi và đông đảo ĐV-TN trên địa bàn huyện.