(HBĐT) - Để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, không để "đứt gãy” gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong mọi điều kiện thiên tai, dịch bệnh, vừa qua, huyện Đà Bắc đã xây dựng và hoàn thành kịch bản đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp và mùa mưa bão năm 2021.



Chợ đầu mối nông sản huyện Đà Bắc là điểm cung ứng, phân phối hàng hóa chính khi trên địa bàn xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu khi có tình huống

 Theo đồng chí Đào Tiến Quyết, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng (KT-HT) huyện Đà Bắc, ngay sau cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh với BCĐ PCD Covid-19 các huyện, thành phố trong triển khai công tác PCD Covid-19 trong tình hình mới và thực hiện công văn của Sở Công Thương, Phòng KT-HT đã tham mưu UBND huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân để chủ động, kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh trong tình hình mới. Đến nay, Đà Bắc là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh xây dựng được phương án, kịch bản và triển khai đến các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện.

 Trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm và đặc điểm hệ thống phân phối, huyện đã xây dựng kịch bản chi tiết trong hoạt động cung ứng hàng hóa 5 tình huống theo từng cấp độ của dịch bệnh. Trong đó, cấp độ 1 khi chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào địa phương thì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường. Từ cấp độ 2, khi dịch bệnh xâm nhập có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn huyện từ 20 người cần được tiếp ứng hàng hóa cho đến cấp độ 5 là mức cao nhất, khi trên địa bàn huyện có từ trên 3.000 - 10.000 người cần được tiếp ứng hàng hóa. Trên cơ sở các cấp độ kịch bản, huyện dự kiến phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa một cách linh hoạt, chủ động. Trong đó, lập kế hoạch, phương án chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu tăng thêm 30% so với nhu cầu bình thường của khoảng 55 nghìn người trong 30 ngày; phương án chuẩn bị 622 tấn gạo, 311 tấn thịt, cá các loại, 1,07 triệu quả trứng gia cầm, 64 nghìn lít dầu ăn, 10,7 tấn muối ăn, 686 tấn rau củ, 210 nghìn gói mì tôm, cháo ăn liền, 460 nghìn chiếc khẩu trang kháng khuẩn, 15,3 nghìn lít nước sát khuẩn. Cùng với đó, huyện dự kiến lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực cách ly theo các tình huống giả định trong thời gian 21 ngày, định mức 6kg gạo/người, thịt tươi sống các loại 3,05 kg/người, trứng 10,5 quả, 6,72 kg rau xanh... Đồng chí Đào Tiến Quyết cho biết thêm: Trên địa bàn huyện không có nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng hàng hóa dự trữ phục vụ nhu cầu của người dân chủ yếu phân phối qua các cơ sở kinh doanh bán lẻ. Theo thống kê, về hệ thống phân phối lớn trên địa bàn hiện chỉ có 5 đơn vị, gồm 2 đơn vị cung cấp sản phẩm thủy sản, 1 đơn vị cung cấp thịt, 1 đơn vị cung cấp gạo, 1 đơn vị cung cấp rau. Ngoài ra, huyện có 9 chợ và 288 hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ. Trong đó, 86 cơ sở bán lẻ thực phẩm đóng gói sẵn, tạp hóa, 26 cơ sở bán lẻ lương thực, 75 cơ sở bán lẻ thịt và sản phẩm thịt, 95 cơ sở bán lẻ rau quả, 6 cơ sở bán lẻ khẩu trang. Do vậy, huyện xác định nguồn cung chủ yếu từ các đơn vị ở TP Hòa Bình và các địa phương lân cận như Phú Thọ, Sơn La...


          Phương án "kép”, vừa chống dịch vừa đảm bảo khi có thiên tai

 Theo đồng chí Đào Tiến Quyết, kịch bản, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân ứng phó với dịch Covid-19 cũng đồng thời là phương án chủ động đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu khi xảy ra thiên tai, sạt lở đất. Trong đó, ưu tiên nguồn cung đảm bảo đáp ứng tại chỗ.  

Đây là một yêu cầu rất quan trọng, được rút kinh nghiệm qua thực tế từ mùa mưa bão các năm trước, nhất là đợt mưa lũ lịch sử xảy ra năm 2017. Khi đó, hệ thống đường giao thông của huyện bị tê liệt do sạt lở đất, nhiều địa phương bị chia cắt, cô lập về đường bộ trong nhiều ngày. Việc tiếp ứng, đảm bảo lương thực, thực phẩm thực hiện rất khó khăn khi hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến đường thủy trong vùng lòng hồ sông Đà. Xuất phát từ thực tế đó, huyện đã xác định trước hết đảm bảo nguồn cung ứng, dự trữ hàng hóa thiết yếu trước mùa mưa lũ theo phương án tại chỗ; xây dựng phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu trước mùa mưa lũ và triển khai đến các địa phương để tập trung thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 - 30/11/2021. Theo đó, những loại vật tư như xăng, dầu, tôn lợp mái; lương thực, thực phẩm dự trữ như lương khô, mì tôm, nước uống, gạo, nước, muối là những mặt hàng được ưu tiên hàng đầu. Quy mô dự trữ xăng là 160 m3, dầu 130 m3, 20.000 m2 tôn lợp; 2.500 thùng mì ăn liền, 100 thùng lương khô, 1.000 bình nước uống, 10 tấn gạo tẻ, 600 thùng mắm, muối, dầu ăn... "Chúng tôi xác định dù trong điều kiện bùng phát dịch bệnh hay trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ, nếu có sự chuẩn bị từ trước, kịp thời bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân ngay từ thời điểm ban đầu, lúc đầu chính là điều kiện quan trọng để vượt qua những khó khăn” - đồng chí Đào Tiến Quyết khẳng định.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục