(HBĐT) - Với đặc thù là huyện vùng cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, luôn phải đối mặt với mưa lũ, trượt sạt, phá hoại hệ thống cơ sở vật chất. Do vậy, phát triển giao thông cũng như hạ tầng khác là thách thức lớn đối với huyện Đà Bắc.
Tuyến đường từ trung tâm huyện Đà Bắc xã Hiền Lương đang được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 28/5/2016 về phát triển giao thông huyện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Nhiều năm nay, huyện tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Huy động các nguồn vốn từ ngân sách địa phương, nguồn lực đất đai, dự án lòng hồ sông Đà, dự án đa mục tiêu, dự án giảm nghèo, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30a, trái phiếu Chính phủ... để đầu tư vào hạ tầng giao thông. Từ năm 2015 - 2020, huyện đã đầu tư xây dựng được 526,8 km đường giao thông, trong đó, cứng hóa được 382,6 km đường các loại. Tổng số km đường bộ hiện có của huyện là 1.246,17 km (đường nhựa 174,53 km; bê tông xi măng 693,57 km; cấp phối 38,42 km; đường đất 339,65 km). Về cầu có 479 m/24 cầu, trong đó, bê tông cốt thép 172 m/14 cầu; cầu treo 170 m/3 cầu; cầu dầm thép liên hợp 96 m/7 cầu... Đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương cho biết: So với trước đây, đường đến trung tâm xã và các xóm, bản đã được cải thiện nhiều, xã đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện, tuyến đường từ trung tâm huyện qua địa bàn xã đến xã Tiền Phong đang được đầu tư để mở mang, phát triển KT-XH.
Thiên tai, mưa lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển, đầu tư hạ tầng giao thông, liên tục nhiều năm huyện khắc phục tình trạng trượt sạt, hư hỏng đường giao thông, ngầm tràn, bảo đảm giao thông phục vụ việc đi lại và phát triển kinh tế, dân sinh. Với quan điểm phát triển hạ tầng giao thông là mục tiêu quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, những năm qua, huyện đẩy mạnh các chương trình đầu tư làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm, hoàn thành tốt Đề án cứng hóa giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2017 - 2020, phê duyệt Đề án cứng hóa GTNT giai đoạn 2020 - 2025.
Tuy vậy, quy mô, chất lượng hạ tầng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, còn đặt ra nhiều thách thức; việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trên địa còn nhiều khó khăn. Nguồn vốn đầu tư phân bổ chưa kịp thời hoặc không đủ, dẫn đến triển khai một số dự án còn chậm, như: Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433 km0 - km23; dự án đường Cao Sơn - Trung Thành. Một số dự án bị gián đoạn do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa giải quyết dứt điểm (như tại vị trí kè, tạo nút giao dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 433 đoạn UBND xã Toàn Sơn, hoặc tại xóm Sổ, xã Trung Thành). Công tác khảo sát, thiết kế của một số dự án chưa tốt, còn có dự án phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần do công tác khảo sát, thiết kế chưa phù hợp hiện trạng, địa hình. Bên cạnh đó, do đặc thù là huyện có địa hình đèo dốc, quanh co, không có vị trí đổ thải, chủ yếu đổ xuống các lòng suối, gây ảnh hưởng môi trường sống của động, thực vật trong khu vực thi công và hạ lưu. Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông huyện cao hơn so với các địa phương khác do khối lượng đào đắp, vận chuyển lớn.
Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện xác định tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống GTNT, tạo động lực mạnh mẽ phát triển toàn diện KT-XH. Huyện đề nghị tỉnh quan tâm phân bổ đủ kinh phí các dự án đầu tư về giao thông cho huyện, để hạn chế việc dự án chưa kịp bàn giao đã phải sửa chữa khắc phục và kéo dài thời gian, hạn chế hiệu quả vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giám sát thi công trong quá trình triển khai thực hiện dự án (tuyển chọn nhà thầu có năng lực tốt thực hiện các dự án lớn để hạn chế điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung…). Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu trước khi thi công.
(HBĐT) - Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một trong những chính sách về an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước mong muốn mọi người dân đều tham gia. Đây là hình thức người lao động tự do có thể tích góp, đầu tư tương lai cho bản thân, khi hết tuổi lao động có thể nhận lương hưu hàng tháng, giảm bớt nỗi lo gánh nặng về kinh tế lúc về già và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đối tượng hưu trí để san sẻ một phần tài chính mỗi khi ốm đau, bệnh tật. Với các chính sách ưu việt, đem lại nhiều lợi ích cùng phương thức đóng linh hoạt, BHXHTN ngày càng thu hút nhiều người dân tham gia.
(HBĐT) - Với việc đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, tỉnh đã cho phép 30 doanh nghiệp đến các địa phương để tư vấn và tuyển chọn lao động, bao gồm 24 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài, 6 doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho 2 cơ sở, cấp phép đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 4 cơ sở, đã tuyển sinh, đào tạo được 4.299 người.
(HBĐT) - Với sự vận động của UB MTTQ các cấp trong tỉnh, Quỹ Vì người nghèo đã nhận được sự tham gia ủng hộ của nhiều tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Từ nguồn quỹ, những ngôi nhà đại đoàn kết mang nặng tình nhân ái, sẻ chia, biểu tượng đẹp của sự gắn kết cộng đồng đã và đang được xây dựng trong toàn tỉnh, giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp, vươn lên trong cuộc sống.
Những ngày qua, khi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước huy động tổng lực để chiến đấu với đại dịch Covid-19 thì thêm một lần nữa, tinh thần nhường cơm sẻ áo của mỗi người dân Việt Nam lại lan tỏa trên từng con phố, tuyến đường. Ở đâu có giãn cách, ở đó có những tình nguyện viên sẵn sàng tham gia hỗ trợ; ở đâu có cách ly, ở đó có những tấm lòng thơm thảo thắp lên niềm vui, tình người giữa vùng "tâm dịch”.
(HBĐT) - Bộ Nội vụ, Quỹ Dân số Liên Hợp quốc, Trung tâm TTN Trung ương vừa phối hợp với Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức chương trình tập huấn tuyên truyền viên mô hình truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho thanh thiếu niên (TTN) thông qua giáo dục giới tính và tình dục toàn diện cho 15 thanh niên nòng cốt của đội tuyên viên Tỉnh Đoàn Hoà Bình.
(HBĐT) - Xóm Đồi 2, xã Kim Bôi (Kim Bôi) có 122 hộ thì trên 60% tổng số hộ thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ hộ dân "khát” nước lên đến 80%. Thực trạng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe đối với các hộ sử dụng nước mưa, nguồn nước tự nhiên dẫn từ khe suối để sử dụng hàng ngày.