(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 46 km, xã Trung Thành (Đà Bắc) có 5 xóm, 506 hộ, 1.956 nhân khẩu, trên 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Đường giao thông gập ghềnh, trắc trở, mùa mưa lũ hay sạt lở, nông sản bị ép giá… là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.


Đường giao thông từ trung tâm xã về xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) lởm chởm đá, dốc cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Đồng chí Lường Thị Thơ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, nỗ lực từng bước giúp cải thiện đời sống cho người dân. Tuy vậy, là xã vùng sâu, vùng xa của huyện, xuất phát điểm thấp, địa hình đồi núi, ít bãi bằng để canh tác, đường giao thông không thuận tiện, nhận thức của người dân hạn chế, việc chuyển đổi cây trồng, áp dụng kỹ thuật tiên tiến chưa hiệu quả, thiếu vốn đầu tư nên sản xuất, canh tác chưa có nhiều đột phá, khó nâng cao thu nhập cho người dân”.

Hiện, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của xã với tổng diện tích lúa 64 ha, ngô 103 ha, sắn 100 ha, đàn trâu, bò 810 con, lợn 650 con, gia cầm 13.000 con. Tuy nhiên, lao động trên địa bàn chủ yếu ở độ trung niên, lao động trẻ hầu như đi làm xa nên việc học tập, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp hạn chế. Đồng thời chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ nên năng suất, sản lượng thấp; do cách xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn thường bị tư thương ép giá, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng.

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, tận dụng tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn loại cây phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, xã đã triển khai trồng chè tại các xóm: Trung Tằm, Trung Thượng, Bay, Búa, với tổng diện tích trên 30 ha. Cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, được đánh giá tốt về chất lượng, hương vị thơm ngon, đậm đà, xã định hướng xây dựng trở thành sản phẩm OCOP. Xưởng sơ chế chè trên địa bàn được Công ty Phương Huyền (TP Hòa Bình) đầu tư máy móc, thiết bị, có thể sao chè với công suất 2 tạ/ngày với 5 máy, tuy vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con từ 3 - 4 tạ/ngày.

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ chương trình nông thôn mới, 135, 30a, xã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các tuyến giao thông. Từ đầu năm đến nay đã cứng hóa 900 m đường xóm Bay, Búa; sửa chữa 1,2 km đường giao thông nội đồng tại xóm Búa. Tuy nhiên, còn nhiều tuyến đường rất khó khăn, nhất là từ trung tâm xã về xóm Sổ dài 800 m, độ dốc cao, nguy hiểm, đường trơ sỏi đá; tuyến trục xã, xóm, liên xóm nhiều ổ gà, dễ sạt lở, nhanh xuống cấp do mưa lũ.

Sổ là xóm đặc biệt khó khăn, cách trung tâm xã 4 km, đường dốc cao, quanh co, một bên vực sâu, lởm chở đá. Anh Lường Văn Tuấn, Trưởng xóm Sổ cho biết: "Xóm có 63 hộ, trong đó có 26 hộ nghèo, chủ yếu canh tác nông nghiệp, làm thuê, thu nhập bấp bênh. Thời gian qua, được Nhà nước quan tâm đầu tư cầu treo dân sinh, sửa chữa đường giao thông, điện, mương bai, người dân được mua BHYT, dù vậy đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn, nhất là đường giao thông. Xe ô tô không thể vào được xóm, vận chuyển nông sản, hàng hóa đều phải dùng xe máy, chỉ người nào chắc tay mới dám đi. Mỗi khi có người đau ốm đột xuất phải đến trạm y tế, việc di chuyển càng khó khăn. Xóm chưa có điểm trường, 30 học sinh tiểu học phải dậy rất sớm mỗi ngày, bố mẹ đưa đón qua con đường gập ghềnh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đường giao thông từ xóm Sổ đi xã Cao Sơn còn dang dở, mới cứng hóa 1/8 km, nếu được hoàn thiện việc giao thương sẽ thuận lợi hơn, đời sống của bà con bớt khó khăn”.

Tạo điều kiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, sản xuất, xã triển khai các kênh vốn vay, ủy thác, giải quyết việc làm; tổ chức các lớp tập huấn về KH-KT, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tuyên truyền, nhắc nhở người dân xây dựng chuồng trại, không thả rông gia súc, hạn chế thiệt hại cho đàn vật nuôi. Nhìn chung, các nguồn vốn vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Xã chưa có chợ để giao thương hàng hóa, công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng, rác thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Toàn xã còn 54 hộ rất khó khăn về nhà ở, dột nát, không đảm bảo an toàn. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao (37,55%), thu nhập bình quân đạt 19,24 triệu đồng/người/năm. Xã mới đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, hành trình về đích còn rất gian nan.

Trước những trăn trở của bà con, xã mong muốn các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa cho địa bàn vùng sâu, xa, đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, nhất là đoạn đường vào xóm Sổ; hỗ trợ vốn vay sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân.


Hoàng Anh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục