Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn TP đã có 1,645 triệu người lao động gặp khó khăn được tiếp cận chính sách, hơn 1,05 triệu lượt người được hỗ trợ lương thực, thực phẩm...



Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến ngày 21/9, Hà Nội đã phê duyệt hỗ trợ an sinh xã hội cho 7.331 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19 với số tiền gần 22 tỷ đồng. Trong đó, các cơ quan chức năng đã chi trả kinh phí hỗ trợ cho 6.025 hộ với kinh phí là hơn 18 tỷ đồng, số còn lại sẽ nhận trong những ngày tới.

Được biết, các chính sách hỗ trợ theo gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ đã đến với 169.931 lao động tự do với số tiền gần 246 tỷ đồng; 21.318 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với kinh phí là hơn 85 tỷ đồng...

Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn thành phố đã có 1,645 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được tiếp cận chính sách, nguồn lực hỗ trợ từ gói hỗ trợ của Chính phủ. Kinh phí đã hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động là gần 608 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách.

Về gói hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 285.832 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là hơn 290 tỷ đồng. Những trường hợp này nhận hỗ trợ bằng tiền mặt, kinh phí từ ngân sách, tối thiểu mỗi người, gia đình nhận được 1 triệu đồng.

Từ nguồn vận động xã hội hóa, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương đã hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho tổng số hơn 1,05 triệu lượt người, hộ gia đình. Số tiền đã hỗ trợ cho các trường hợp này là gần 292 tỷ đồng. Như vậy, Hà Nội đã có xấp xỉ 3 triệu lượt người, hộ gia đình được hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền gần 1.190 tỷ đồng.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ, thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có văn bản thông báo thủ đoạn dụ dỗ học sinh, sinh viên tham gia mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục