Ngay khi chuyển cấp độ dịch từ "xanh" sang "vàng", TP Hà Nội đã ban hành hướng dẫn chi tiết giúp người dân từ các địa phương khác về Hà Nội và việc di chuyển trong nội thành.

Hướng dẫn cho người dân đến/về và di chuyển trong TP Hà Nội

Theo Kế hoạch số 243/KD-UBND của UBND TP Hà Nội, Thành phố đã có hướng dẫn cụ thể việc đi lại của người dân đến từ các địa phương có cấp độ dịch khác nhau về Thủ đô.


Người di chuyển qua địa bàn TP Hà Nội mà không lưu trú thì không thực hiện cách ly và không yêu cầu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh hoạ: Lê Phú/Báo Tin tức.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ rất cao (cấp 4, tương ứng với màu đỏ) hoặc khu vực phong tỏa/cách ly y tế áp dụng như sau:

- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 1 từ khi tới Hà Nội.

- Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7 từ khi tới Hà Nội.

- Những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày tới Hà Nội, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi tới Hà Nội.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ cao (cấp 3, tương ứng với màu cam) áp dụng như sau:

- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày từ khi tới Hà Nội.

- Những người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương. Trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

TP Hà Nội sẽ tiến hành xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ trung bình (cấp 2, tương ứng với màu vàng) áp dụng như sau:

- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

- Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1, tương ứng với màu xanh) áp dụng như sau:

- Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

- Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương.

Đặc biệt, những người di chuyển qua địa bàn TP Hà Nội không thực hiện cách ly và không yêu cầu xét nghiệm; trong quá trình lưu thông qua địa bàn Thành phố cần thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và không dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố trừ trường hợp bất khả kháng. Hà Nội khuyến khích người dân hạn chế tới các địa phương khác, chỉ tới trong trường hợp cần thiết, tuần thủ quy định của Trung ương và nơi đến.

Hướng dẫn về hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá

Theo Kế hoạch số 243/KD-UBND, vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải được phép hoạt động, hoạt động có điều kiện để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Đối với đường hàng không và đường sắt áp dụng theo văn bản quy định riêng. Cụ thể, người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, người đi theo phương tiện, hành khách tuân thủ "Thông điệp 5K”; khai báo y tế, quét mã QR Code theo quy định.



TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải phải vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi. Ảnh minh hoạ: Lê Phú/Báo Tin tức

TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải phải vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện...; Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế trên phương tiện phục vụ hành khách.

Cảng hàng không, bến xe, bến tàu, ga đường sắt, các trạm dừng nghỉ cần phải xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR Code.

Trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh, TP Hà Nội yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương. Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế trên phương tiện; Tuân thủ "Thông điệp 5K”; khai báo y tế, quét mã QR Code theo quy định.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục