(HBĐT) - Ngày 13/1, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân số năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số tỉnh.


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 triển khai đồng bộ Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, công tác dân số đã đạt một số kết quả nhất định trong việc chuyển trọng tâm của công tác dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển. Ước tính số sinh là 1,24 triệu cháu, ước tính tỷ số giới tính sinh là 111,8 trẻ trai/100 trẻ gái; tổng tỷ suất sinh ước tính 2,11 con/phụ nữ; tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh là 60,78%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh 50%; tuổi thọ bình quân cả nước là 73,7 tuổi; tăng 5% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Ban chỉ đạo công tác dân số các địa phương cần tiếp tục triển khai Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng, đối tượng đến năm 2030 theo Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hành động thực hiện chương trình của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai đồng bộ Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030; các hoạt động theo chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu về dân số và phát triển, giúp người dân chuyển nhận thức từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển. Thúc đẩy phong trào "Mỗi gia đình có đầy đủ 2 con”; kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp lựa chọn giới tính khi sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số về mọi mặt.

Đỗ Hà

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục