Công an xã Tây Phong (Cao Phong) tuyên truyền pháp luật, trong đó có các quy định về xuất nhập cảnh cho người dân.
Tương tự như gia đình chị Hòa, gia đình chị Triệu Thị Quyết cùng ở xóm Chao Khạ cũng vậy. Sau một thời gian XCTP sang Trung Quốc lao động chui, do không chịu được điều kiện lao động nặng nhọc, vất vả, thu nhập bấp bênh, không ổn định. Lại phải sống chui lủi khổ cực, thường xuyên lẩn trốn lực lượng chức năng nước sở tại, năm 2020, chị cùng chồng về nước. Được sự động viên, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, gia đình chị tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thêm vào đó, với việc buôn bán, chạy chợ các mặt hàng nông sản ở địa phương, cuộc sống gia đình chị đã ổn định, có thu nhập khá. Chị chia sẻ: Trước đây sang Trung Quốc làm ngày làm đêm vất vả khổ cực, trừ hết chi phí mỗi tháng hai vợ chồng còn được 10 - 15 triệu đồng. So với bây giờ thì không bằng, thu nhập từ việc làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi cùng với việc việc chạy chợ, buôn bán hàng tháng gia đình cũng duy trì nguồn thu từ 15 - 20 triệu đồng. Nhưng điều ý nghĩa nhất là chúng tôi không phải xa gia đình, bỏ mặc con cái ở nhà.
Tương tự như gia đình chị Hòa, gia đình chị Triệu Thị Quyết cùng ở xóm Chao Khạ cũng vậy. Sau một thời gian XCTP sang Trung Quốc lao động chui, do không chịu được điều kiện lao động nặng nhọc, vất vả, thu nhập bấp bênh, không ổn định, phải sống chui lủi khổ cực, thường xuyên lẩn trốn lực lượng chức năng nước sở tại, năm 2020, chị cùng chồng về nước. Được sự động viên, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, gia đình chị chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời buôn bán, chạy chợ các mặt hàng nông sản ở địa phương, cuộc sống gia đình chị đã ổn định, có thu nhập khá. Chị chia sẻ: Trước đây sang Trung Quốc làm ngày làm đêm vất vả khổ cực, trừ hết chi phí mỗi tháng hai vợ chồng còn được 10 - 15 triệu đồng. So với bây giờ thì không bằng, thu nhập từ việc làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi cùng với việc buôn bán, hàng tháng gia đình cũng duy trì nguồn thu từ 15 - 20 triệu đồng. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi không phải xa gia đình, bỏ mặc con cái ở nhà.
Đồng chí Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Tây Phong cho biết: Trước đây, Tây Phong là một trong những địa phương có số người XCTP nhiều nhất huyện, tập trung ở xóm Chao Khạ, Bảm. Thời điểm cao nhất, bình quân mỗi năm, xã có trên dưới 20 người dân XCTP, chủ yếu sang Trung Quốc làm lao động chui. Trước thực trạng này, xã đã phối hợp các cơ quan chức năng của huyện tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu, nắm rõ quy định pháp luật về xuất, nhập cảnh. Đồng thời, vận động người dân không XCTP bởi có nhiều rủi ro. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp XCTP sang bên kia biên giới gặp rủi ro, khi trở về thì trắng tay.
Theo Đại úy Bùi Ngọc Thạnh, Trưởng Công an xã, thống kê hiện có 16 người dân của xã còn ở Trung Quốc chưa trở về địa phương. Số người này đi từ nhiều năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa thể về được. Qua nắm bắt, theo dõi số người về địa phương đến nay không có trường hợp nào tiếp tục XCTP. Trên địa bàn xã có trường hợp Triệu Văn Thuận, xóm Chao Khạ trước đây bị bắt giữ, xử lý hình sự về hành vi "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” nay đã ở nhà tập trung phát triển kinh tế gia đình. Đa số trường hợp XCTP có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có công việc, thu nhập ổn định. Sau khi XCTP sang Trung Quốc làm thuê cũng chỉ là lao động thuần túy như làm công nhân, bốc vác thuê...
"Để giải quyết tình trạng người dân XCTP, UBND xã chủ động tham mưu, đề xuất UBND huyện hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn, giải bài toán giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân” - đồng chí Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã chia sẻ. Xã đã liên hệ các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài huyện thu hút, tạo việc làm cho lao động của xã. Tham mưu UBND huyện thu hút, tạo điều kiện cho Công ty TNHH MTV Dũng Thắng Hòa Bình mở xưởng may gia công tại xóm Bằng. Cơ sở này đã thu hút, giải quyết việc làm cho trên 20 lao động địa phương, với gần 1/2 lao động là những người từng XCTP trở về. Ngoài ra, xã chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế cho từng xóm. Đối với các xóm ven đồi, rừng tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển chăn nuôi, trồng trọt với các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như trồng mía, cam, chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn... Đồng thời, tận dụng lợi thế là địa phương có chợ nông sản đầu mối, xã khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thương mại dịch vụ để có nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Trong đó có nhiều người từng XCTP trở về địa phương như chị Triệu Thị Quyết ở xóm Chao Khạ, anh Phùng Văn Dũng ở xóm Bảm... Có thể nói, từ việc giải quyết tốt "bài toán” việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định, đến nay, xã Tây Phong đã cơ bản giải quyết được tình trạng XCTP. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định an ninh nông thôn cũng như đảm bảo TTATXH ở địa phương.
Mạnh Hùng