(HBĐT) - Tháng Tư tri ân, nhớ về ký ức hào hùng, truyền thống bất khuất của dân tộc và những mất mát, hy sinh. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu mẹ Việt Nam đã tiễn biệt những người con thân yêu. Những hy sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả và thiêng liêng của các mẹ đã tôn thêm những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Các mẹ là những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.


Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thăm, động viên mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Múc, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình).

Những ngày tháng Tư, ngôi nhà của mẹ Nguyễn Thị Sự ở xóm Múc, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình) ấm áp tiếng trò chuyện của mọi người đến thăm mẹ. Năm nay, mẹ Sự đã 104 tuổi nhưng vẫn khá minh mẫn. Mẹ có 2 người con là liệt sỹ. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, con trai thứ 3 của mẹ là Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1954 lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 21 tuổi. Hai năm sau, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất (năm 1968), mẹ nhận tin con hy sinh. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, năm 1971, mẹ nén lòng tiễn người con trai thứ 4 là Nguyễn Hùng Chước lên đường nhập ngũ. Một năm sau, gia đình lại nhận tin anh Chước hy sinh tại chiến trường Buôn Ma Thuột. Kìm nén nỗi đau, mẹ mạnh mẽ nuôi các con khôn lớn, trưởng thành, là tấm gương để các con, cháu noi theo.

 Ông Nguyễn Thành Chung, con trai thứ 5 đang phụng dưỡng mẹ cho biết: Bao năm qua, mẹ luôn ước muốn đón hài cốt anh Chước và anh Diệu về quê hương. Qua nhiều lần vào miền Nam để tìm hài cốt các anh, đến tháng 3/2017, gia đình nhận được tin vui từ đồng đội của liệt sỹ Nguyễn Hùng Chước, niềm mong đợi của mẹ và gia đình vỡ òa. Được sự giúp đỡ của các cấp, ngành, hài cốt của anh Chước đã được đưa về nghĩa trang xã Hợp Thành. Giờ đây, hàng ngày mẹ vẫn ngóng trông anh Diệu. Mẹ chỉ mong tìm được phần mộ của anh Diệu và đưa anh về với quê hương.

Mong muốn của mẹ Sự cũng là mong muốn chung của các mẹViệt Nam anh hùng. Tin rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, hài cốt những người lính hy sinh nơi chiến trường sẽ được trở về quê hương.

 Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng vạn người con quê hương Hòa Bình theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tham gia chiến đấu. Những người con đất Mường đã lập nhiều chiến công hiển hách, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Sự hy sinh của các anh để lại niềm khắc khoải trong trái tim mỗi người mẹ mất con.

Đến nay, Hòa Bình có 246 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự "Mẹ Việt Nam anh hùng”; hiện chỉ có 3 mẹ còn sống. Sự cống hiến của các mẹ là niềm tự hào, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tài sản tinh thần vô giá, trường tồn cùng quê hương, dân tộc. Để tri ân sự hy sinh của các mẹ, thời gian qua, các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, phụng dưỡng gia đình có công với cách mạng bằng những hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà; quan tâm chăm sóc sức khỏe, khám và cấp thuốc; tìm kiếm hài cốt liệt sỹ… Thường xuyên động viên tinh thần các mẹ, nhất là vào các dịp lễ, tết, ngày 27/7, ngày giỗ của các liệt sỹ…


Thu Thủy


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục