(HBĐT) - "Con là cô bé ngoan, biết kính trọng thầy cô, thân thiện với bạn bè, giúp đỡ cô những công việc của lớp. Năm học vừa qua, con đã nỗ lực rất nhiều. Dù là một năm học đầy khó khăn nhưng con đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cô chúc mừng con hoàn thành chương trình lớp 4, được lên lớp 5. Yêu con”. Đó là những lời nhắn nhủ tràn đầy tin tưởng và yêu thương của cô giáo chủ nhiệm dành cho con gái tôi - một học sinh không đạt thành tích xuất sắc hay có học lực nổi trội ở bất cứ bộ môn nào trong năm học vừa qua.


Lớp có 35 học sinh, mỗi bạn đều được nhận một phiếu nhận xét cuối năm, bên trong là những dòng tâm thư nhẹ nhàng, trìu mến cô viết riêng cho từng bạn, không ai giống ai, kèm theo tấm ảnh tập thể cả lớp chụp trong một buổi dã ngoại. Tấm ảnh có đủ sắc thái tinh nghịch của tuổi học trò: Bạn đứng thẳng giơ tay điệu đà, bạn phồng mồm trêu chọc, có bạn lại nằm kềnh tạo dáng… Tất cả đều rất tươi vui, thoải mái. Đó là một tấm phiếu nhận xét cuối năm học khiến nhiều phụ huynh như tôi xúc động và cảm kích. Còn con gái tôi, cũng như nhiều bạn trong lớp, các con đã phấn khởi dán "thư” của cô vào vị trí đẹp nhất ở góc học tập của mình.

Tôi trân trọng cách làm của cô giáo chủ nhiệm. Không chỉ riêng việc này mà xuyên suốt năm học 2021 - 2022, tôi nhận thấy ở cô một tư duy giáo dục rất nhân văn. Cô chú trọng kích hoạt niềm yêu thích đến lớp, đến trường của học sinh chứ không chạy theo thành tích để trút áp lực lên học sinh. Chọn động viên chứ không chọn bắt ép. Chọn tin tưởng chứ không chọn phê bình. Chọn niềm vui chứ không chọn sợ sệt. Không lấy điểm số thi cử để đánh giá kết quả học tập. Biết nhìn nhận ưu điểm của học trò, ngay cả những bạn cá biệt nhất… Nhờ tư duy giáo dục lành mạnh, cô giáo chủ nhiệm đã thực hiện tốt phương châm "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, từ đó, trao cho học sinh của mình một năm học thú vị với nhiều trải nghiệm bổ ích.

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” - khẩu hiệu này đang dần trở nên quen thuộc, được nhiều nhà trường đưa ra như một tôn chỉ, mục đích. Trong nỗ lực hướng đến một nền giáo dục lành mạnh và không có "bệnh thành tích", ngành GD&ĐT đang chú trọng việc tạo hứng khởi cho học sinh mỗi khi đến trường. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ quyết tâm đến hành động là một chặng đường dài, trong đó, thách thức lớn nhất là "căn bệnh” thành tích của cả nhà trường, thầy cô và phụ huynh học sinh. Chính "căn bệnh” thành tích đã trút lên học sinh rất nhiều áp lực thay vì niềm vui mỗi khi đến trường, và dẫn đến một vấn nạn khác: trầm cảm tuổi học đường.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF): Khoảng 8 - 29% trẻ em trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần nói chung. Thống kê cho thấy, tỷ lệ 10% trẻ vị thành niên bị trầm cảm và 10% trẻ tự tử vì trầm cảm. Những vụ việc học sinh tự tử liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây như hồi chuông cảnh báo tình trạng trầm cảm ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học trò, bởi những áp lực thành tích mà người lớn đặt lên vai những đứa trẻ non nớt. Biết lắng nghe những hồi chuông đó, tôi tin rằng người lớn chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung: Hãy trao cho con niềm vui khi đến trường, đừng trút lên vai con những áp lực thành tích.


Khánh An


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục