(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, có nhiều dự án trong và ngoài ngân sách đang triển khai, song hầu hết bị chậm tiến độ do những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, tái định cư.


Dự án cầu vượt Dân Chủ (TP Hòa Bình) đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tính đến tháng 9/2022, UBND thành phố đã ban hành mới 35 thông báo thu hồi đất cho các công trình, dự án, đồng thời tiếp tục triển khai 62 dự án từ năm 2021. Trong đó đã phê duyệt 65 quyết định bồi thường, hỗ trợ với tổng kinh phí trên 492 tỷ đồng, đã chi trả hơn 282 tỷ đồng, tổng diện tích đất thu hồi 14.836.901 m2. 

Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối QL6 có tổng chiều dài 2,4 km, thu hồi khoảng 135.197,9 m2 đất các loại của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc phường Dân Chủ và phường Phương Lâm. Dự án ảnh hưởng đến khoảng 460 hộ gia đình, trong đó ảnh hưởng đến đất ở, nhà ở, công trình xây dựng của hơn 80 hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư mới trích đo được 129.197,9 m2 đất các loại của 295 hộ thuộc phường Dân Chủ; trừ đi một phần diện tích bị trùng lấn với dự án Đại đội tăng thiết giáp, còn lại 128.512,2 m2 (giảm 685,7 m2); đang tiến hành trích đo, cắm mốc GPMB đối với diện tích đất thu hồi thuộc phường Phương Lâm. 

Dự án xây dựng Trụ sở liên cơ quan tỉnh (sử dụng vật liệu đổ thải Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng) tại phường Phương Lâm có tổng diện tích 12,7 ha đất các loại; phần diện tích đã thực hiện trích đo địa chính, phục vụ công tác thu hồi đất 6,8 ha, hiện do 32 hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Tại khu vực này, việc sử dụng đất của các hộ hết sức phức tạp, đất các hộ thuê sử dụng nhưng đơn vị chủ quản là Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản (Sở NN&PTNT). UBND TP Hòa Bình đã phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc...

Dự án khu đô thị mới Trung Minh A thuộc phường Trung Minh có diện tích thu hồi 83,54 ha đất các loại của 422 hộ gia đình, tổ chức, cá nhân. UBND thành phố đã ban hành 6 quyết định thu hồi đất, 7 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với tổng diện tích 63,67 ha, tổng kinh phí được phê duyệt 202,54 tỷ đồng; đã chi trả tiền bồi thường cho 281 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với tổng kinh phí 151,4 tỷ đồng; bàn giao mặt bằng diện tích đất cho chủ đầu tư 50,5 ha. Tuy nhiên, còn 58 hộ gia đình, cá nhân (đã có quyết định phê duyệt và quyết định thu hồi đất) chưa đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng với diện tích 13,08 ha, kinh phí 53,98 tỷ đồng. Vướng mắc chính do các hộ ý kiến đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp, đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ  thêm ít nhất bằng 1 lần giá bồi thường hỗ trợ (325.000 đồng/m2)...

Theo UBND thành phố, công tác GPMB các dự án trên địa bàn có những khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Đối với nhóm dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vướng mắc chủ yếu ở dự án xây dựng khu Liên cơ quan kết hợp bãi đổ thải Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, do các hộ gia đình, cá nhân không phối hợp. Mục đích của các hộ là giữ đất, không cho thực hiện dự án, hiện chủ đầu tư mới trích đo thu hồi 6,8/12,7 ha, số còn lại chưa đo đạc và làm thủ tục thu hồi đất. Do vậy, có thể phải tiến tới áp dụng các thủ tục hành chính để thu hồi đất. Đối với khu công nghiệp Yên Quang, chủ đầu tư chậm chuyển tiền để chi trả, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Cụm công nghiệp Tiên Tiến chưa có khu tái định cư, khu công nghiệp Mông Hóa phải chọn nhà đầu tư hạ tầng mới.

Đối với nhóm dự án nhà ở thương mại, các hộ gia đình, chủ yếu ở phường Thịnh Lang, Tân Hòa, Quỳnh Lâm không đồng ý mức giá bồi thường, hỗ trợ (đã bao gồm tăng thêm 1 lần hỗ trợ theo Quyết định số 46/2021), đòi hỏi mức giá bồi thường, hỗ trợ từ 600 nghìn - 1 triệu đồng/m2. TP Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, gồm cả đối thoại người đứng đầu cấp ủy, tuy nhiên các hộ vẫn không đồng thuận. Giá bồi thường, hỗ trợ đất rừng sản xuất (vị trí 1 là 12.000 đồng/m2, vị trí 2 là 8.000 đồng/m2) như hiện nay không còn phù hợp thực tế, mức giá này được quy định từ năm 2011, trong khi trước đó (năm 2009) quy định giá đất rừng vị trí 1 là 15.000 đồng, vị trí 2 là 10.000 đồng/m2, với mức giá đất rừng như hiện nay thì số tiền bồi thường, hỗ trợ là 36.000 đồng/m2 vị trí 1, 24.000 đồng/m2 vị trí 2. Tại hầu hết các khu vực của TP Hòa Bình hiện giá đất rừng giao dịch từ 70.000 đồng/m2, tương đương 700 triệu đồng/ha, cá biệt có khu vực lên tới 2 tỷ đồng/ha. Hầu hết các dự án nhà ở thương mại liên quan đến thu hồi đất rừng sản xuất các hộ gia đình, cá nhân không nhất trí với mức giá bồi thường, hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc giải quyết hỗ trợ khác đối với trường hợp cá biệt và các thủ tục liên quan tới công tác GPMB còn chậm giữa các sở, ngành và UBND thành phố. 

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về GPMB, TP Hòa Bình đã kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy chế, quy định cụ thể về cưỡng chế, thu hồi đất khi triển khai thực hiện GPMB các dự án. Nghiên cứu, điều chỉnh chính sách về đền bù, GPMB sát với tình hình thực tế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khâu GPMB là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ thực hiện GPMB trên địa bàn. 

Lê Chung

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục