(HBĐT) - Đường 445 nối từ quốc lộ 6, địa phận phường Kỳ Sơn đi các xã Hợp Thành, Thịnh Minh (TP Hòa Bình) đến Pheo Chẹ sang TP Hà Nội có vai trò quan trọng thúc đẩy giao thương, cải thiện dân sinh. Tuyến đường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng là nỗi ám ảnh của người dân và phương tiện qua lại.


Người dân khó khăn di chuyển qua đoạn km 1,7, đường 445, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) bởiổ gà, sống trâu, vũng nước.

Theo phản ánh của người dân, khảo sát tuyến đường 445 những ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi ghi nhận con đường xuống cấp nghiêm trọng. Tại km 1,7, đường 445, thuộc địa phận phường Kỳ Sơn đã hình thành ổ trâu, sống trâu, vũng nước, tuyến đường gập ghềnh dài mấy chục mét, người và phương tiện di chuyển rất khó khăn, nguy hiểm. Tiếp đến là những đoạn đường quanh co, lồi lõm, mặt đường bong bật, nham nhở, nếu tay lái không cẩn thận rất dễ mất kiểm soát. Nhiều đoạn nước sông Đà xói lở ăn sâu vào mái taluy âm khiến đơn vị quản lý phải chăng dây, cắm biển cảnh báo. Tại khu vực cầu Ngòi Mới, đoạn km 8+300, xã Hợp Thành bị xuống cấp nghiêm trọng, nước xói lở, đánh hỏng chân cầu, đã phải cấm toàn bộ người và phương tiện lưu thông qua đây.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, xã Hợp Thành bức xúc: Hàng ngày hai lượt đi về bằng xe máy, qua những đoạn cua, lồi lõm, đất đá lổn nhổn, sỏi bắn tứ tung vào xe, gặp ô tô không cẩn thận là té sõng soài, mỗi năm phải thay lốp xe 1 lần. Về tới nhà mới biết là an toàn. Rất nhiều người và phương tiện trong khu vực thường xuyên phải đi ra Kỳ Sơn và ngược lại cũng bức xúc khi đi qua đoạn đường hành xác này.

Một người dân phường Kỳ Sơn cho biết, đường 445 như người già đã yếu lại phải cõng nặng. Đã xuống cấp lại bị tàn phá bởi các xe tải trọng lớn cày xới, phá nát mặt đường, nền đường. Nhà nước cũng tổ chức duy tu, sửa chữa, vá víu nhưng tình trạng đường cũng không được cải thiện. Khi đi trên đường 445, người dân bức xúc và cảm thấy chạnh lòng khi đường hết địa phận của Hòa Bình sang địa phận Hà Nội, mặt đường thảm bê tông phẳng lì, thông thoáng, êm thuận.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của mưa lũ đã làm đường 445 ngày càng thảm hại, nhiều đoạn bị trượt sạt mái taluy âm, nguy cơ rất cao mất an toàn giao thông.

Năm 2018, khu vực xóm Máy Giấy đã xảy ra đứt đường dài hàng trăm mét, đường chảy xệ xuống sông, phải di dời khẩn cấp các hộ dân và cấm đường. Một số khu vực dọc sông khác cũng bị trượt sạt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn của con đường. Đợt mưa lớn tháng 6/2022 và gần đây, một số đoạn trên đường 445 tiếp tục bị xói lở mái taluy âm có nguy cơ "nuốt" đường. UBND tỉnh đã ban hành văn bản hạn chế, rồi cấm toàn bộ người và phương tiện khi qua cầu Ngòi Mại, đường 445 từ trưa 9/9 đến nay. Người dân phải đi vòng qua Thịnh Minh, Hợp Thành và ngược lại… Đơn vị quản lý đường bộ tổ chức cắm biển cấm đường, điều hành giao thông.

Việc xuống cấp và cấm đường 445 khu vực cầu Ngòi Mại khiến người dân di chuyển rất khó khăn và bức xúc, vì đây là con đường thông thương quan trọng trong vùng, kết nối các xã vùng Phú Cường với tỉnh bạn và với TP Hòa Bình. Nhiều người đã phải lựa chọn phương tiện đi qua phà, đò, rất ngại ngần khi có việc qua lại trên tuyến đường này.

Đồng chí Nguyễn Đức Thân, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: Đường 445 đã khai thác hàng chục năm, xuống cấp như hiện nay đang cản trở sự giao thương, đi lại của cán bộ và Nhân dân không chỉ ở địa phương. Hiện tại, tuyến xe khách từ TP Hòa Bình đi qua tuyến đường đến Pheo Chẹ sang Hà Nội đã bỏ chuyến. Cử tri và người dân trong khu vực thiết tha đề nghị nhiều lần, mong muốn Nhà nước sớm có giải pháp sửa chữa, đầu tư nâng cấp, khắc phục tình trạng xuống cấp, bảo đảm con đường thông thương và an toàn. Người dân mong muốn sớm sửa chữa, lấp vá ổ gà, ổ voi, hoàn thành những khu vực nền đường yếu, đặc biệt phải có sự kiểm soát chặt chẽ các phương tiện quá tải tàn phá nền đường vốn đã xuống cấp. Qua tìm hiểu được biết, đường 445 đã có trong kế hoạch đầu tư nâng cấp những năm tới với kinh phí khoảng 320 tỷ đồng. Dự án đã được bàn giao từ Sở GTVT cho Sở NN&PTNT triển khai thực hiện.



Lê Chung

Các tin khác


Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2022

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2022), chào mừng thành công Đại hội Đoàn tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, ngày 14/10, tại xã Cao Sơn (Lương Sơn), Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Ngày hội "Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2022. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, huyện Lương Sơn và đông đảo ĐVTN trong huyện.

Xót xa bạo lực học đường

(HBĐT) - Ngày 23/7/2022, tại thôn Gò Mu, xã Thanh Cao (Lương Sơn), cháu N.T.T (12 tuổi) bị 6 bạn nữ (từ 12 - 13 tuổi), cùng trú tại xã Thanh Cao đánh. Trong khi đánh bạn, nhóm này đã quay clip và đăng lên mạng xã hội (MXH) khiến nạn nhân càng thêm tổn thương, gia đình, xã hội bức xúc. Đây chỉ là một trong những vụ bạo lực học đường (BLHĐ) diễn ra trên địa bàn tỉnh đều là đánh hội đồng rồi quay clip đăng lên MXH.

Khi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được khắc sâu và lan tỏa

(HBĐT) - Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư cùng địa bàn cư trú - đó là mục tiêu Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công tỉnh đặt ra và hướng tới. Tích cực lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, huy động cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vào cuộc thúc đẩy các hoạt động tri ân thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công (NCC) với cách mạng…, đích đến đã cận kề.

Huyện Tân Lạc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

(HBĐT) - Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng giúp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) bảo toàn, phát triển nguồn vốn và là minh chứng cho hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Tiếp sức cho người nghèo

(HBĐT) - "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào ý nghĩa, nhân văn này được UBND tỉnh phát động và nhận được sự ủng hộ, vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể. Chương trình giảm nghèo bền vững, tín dụng chính sách và nhiều chương trình, dự án khác được lồng ghép triển khai đã hỗ trợ người nghèo trong tỉnh vươn lên.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025, năm nay, kinh phí được giao thực hiện 957 triệu đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp mở gần 20 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc; lớp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong đồng bào dân tộc thiểu số; lớp bồi dưỡng chữ dân tộc Mường tại các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, TP Hoà Bình... Đồng thời quan tâm rà soát nhu cầu tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục