Học sinh cấp phổ thông trung học đến trải nghiệm thực tế nghề đang được các trường cao đẳng khối du lịch, dịch vụ triển khai. Qua thực tế hướng nghiệp trải nghiệm, học sinh sẽ xác định rõ hơn về nghề sẽ chọn trong tương lai. Học sinh trường THPT Võ Thị Sáu trải nghiệm hướng nghiệp khi được hướng dẫn trực tiếp làm nhân viên khách sạn. Mong muốn trở thành đầu bếp sau khi tốt nghiệp, Đoàn Công Huỳnh, học sinh trường THPT Võ Thị Sáu cho biết khi đi tham quan và thử sức với các vị trí việc làm tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, em định vị rõ hơn nghề nghiệp theo học sau này.


Trên 90 học sinh trường THPT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa đến trải nghiệm hướng nghiệp tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu. Tại đây, các em được tham quan quầy bar, chứng kiến những màn tung hứng điêu luyện của các bartender, học hỏi công thức pha chế đồ uống hay tự tay gấp khăn, trang trí bàn tiệc, trải nghiệm công việc của những nhân viên buồng phòng...

Mong muốn làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nhưng đây là lần đầu tiên Phạm Thị Thanh Hòa, học sinh lớp 12A6 trường THPT Võ Thị Sáu mới nhìn thấy hình ảnh trực quan về công việc của một đầu bếp, hướng dẫn viên du lịch, bartender... "Trải nghiệm hướng nghiệp cho em một cái nhìn trực quan hơn về công việc của những người làm trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Em cảm thấy khó hơn nhiều so với mình tưởng tượng”, Phạm Thị Thanh Hoà chia sẻ.

Chú thích ảnh


Còn với Nguyễn Thanh Hiếu tuy không định hướng theo ngành du lịch song quá trình trải nghiệm giúp em hiểu rõ hơn học du lịch thì làm gì. "Qua buổi trải nghiệm em thấy mình có thêm nhiều sự lựa chọn, việc hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp PTTH không chỉ đơn thuần nghe giới thiệu mà trải nghiệm sẽ có cái nhìn chân thực hơn”, Nguyễn Thanh Hiếu chia sẻ.

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của học sinh PTTH nằm trong chương trình triển khai đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (kế hoạch 135)" và được các trường PTTH và các trường cao đẳng trên địa bàn triển khai.

Bà Đinh Bích Diệp, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu cho biết, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, nhà trường phối hợp địa phương hướng nghiệp và đào tạo nghề du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu.

"Các chương trình hướng nghiệp phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh. Từ năm 2022, theo đề án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đặc biệt chú trọng huấn luyện đào tạo nghề, đón các em học sinh đến thăm quan và hướng nghiệp, tổ chức hoạt động đưa vào thăm quan giờ học lý thuyết và thực hành để các em có trải nghiệm và hiểu biết tốt về hoạt động đào tạo”.

Ngoài hoạt động trải nghiệm thực tế ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo thầy Trần Văn Sơn, giáo viên kỹ thuật công nghệ, trường TPHT Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, nhà trường còn lồng ghép hoạt động hướng nghiệp vào các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, tiết học trong chương trình trải nghiệm Giáo dục phổ thông.

"Hướng nghiệp cực kỳ quan trọng với học sinh phổ thông, được định hướng tốt thì chọn được con đường hợp lý với năng lực, đam mê nhưng khó khăn là đội ngũ giáo viên. Hiện hoạt động này vẫn do giáo viên ở các bộ môn khác đảm nhiệm”, trong khi đó môn trải nghiệm hiện giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông với 3 tiết/tuần", thầy Trần Văn Sơn chia sẻ.

Chú thích ảnh

Học sinh được trải nghiệm hướng nghiệm khi tham quan khi thực hành nghề nấu ăn.

Một khó khăn nữa khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đó là nguồn kinh phí đưa học sinh đi đến doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay, việc các trường tự liên hệ cho học sinh đến trải nghiệm tại các doanh nghiệp tương đối khó khăn. Phải định hướng nghề nghiệp cho các em từ sớm, đặc biệt đẩy mạnh ở bậc THPT để các em hiểu rõ, có kế hoạch cho tương lai. Chỉ có trải nghiệm thực tế, phải nhúng tay vào việc thì mới hình dung ra đó là việc gì, dần định hình nghề nghiệp tương lai.

Kế hoạch thực hiện đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (kế hoạch 135), có mục tiêu tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước; đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong các địa phương mà các trường PTTH và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn triển khai hướng nghiệp trải nghiệm. Bà Đinh Bích Diệp cho biết: Là thành phố du lịch nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn lớn nhưng thực tế công tác tuyển sinh năm nay vẫn khó khăn do học sinh vẫn chưa có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp. Kỳ tuyển sinh năm nay, trường đã nhập học đợt 1 được 60% và sẽ tiếp tục tuyển sinh đến 30/11/2022.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cấp phổ thông có vai trò quan trọng. Thời gian vừa qua, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp và trải nghiệm nghề. Qua các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp, tại địa điểm tổ chức cũng tổ chức cho học sinh phổ thông tham quan, trải nghiệm. Đối với hoạt động hướng nghiệp trải nghiệm, các trường cao đẳng, trung cấp du lịch, dịch vụ đang tích cực triển khai trên cơ sở phối hợp với các trường PTTH trên địa bàn hoặc thông qua các phiên giao dịch việc làm để giới thiệu tới học sinh.


Theo báo Tin tức

Các tin khác


Huyện Tân Lạc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

(HBĐT) - Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng giúp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) bảo toàn, phát triển nguồn vốn và là minh chứng cho hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Tiếp sức cho người nghèo

(HBĐT) - "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào ý nghĩa, nhân văn này được UBND tỉnh phát động và nhận được sự ủng hộ, vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể. Chương trình giảm nghèo bền vững, tín dụng chính sách và nhiều chương trình, dự án khác được lồng ghép triển khai đã hỗ trợ người nghèo trong tỉnh vươn lên.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025, năm nay, kinh phí được giao thực hiện 957 triệu đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp mở gần 20 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc; lớp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong đồng bào dân tộc thiểu số; lớp bồi dưỡng chữ dân tộc Mường tại các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, TP Hoà Bình... Đồng thời quan tâm rà soát nhu cầu tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc năm 2023.

Giám sát công tác giải quyết việc làm theo Luật Việc làm năm 2013

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 140/KH-MTTQ-BTT, ngày 20/4/2022 về việc giám sát và phản biện xã hội của UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh năm 2022. LĐLĐ tỉnh thành lập đoàn giám sát công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi tại địa bàn xã, phường, thị trấn theo Luật Việc làm năm 2013, do đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, Tỉnh đoàn, làm việc tại các xã thuộc 3 huyện Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc.

Trên 1.700 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 14/10, tại nhà văn hóa huyện Lạc Thủy, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh, BCĐ Vận động HMTN huyện Lạc Thủy phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội HMTN năm 2022.

Trên 1.700 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Với khẩu hiệu "Sẻ giọt máu đào, trao niềm hy vọng", ngày hội HMTN đã thu hút trên 1.700 người là cán bộ, công chức, chiến sỹ, lực lượng vũ trang, thanh niên và người dân trên địa bàn đến đăng ký tham gia hiến máu, qua đó thu được 1.370 đơn vị máu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục