(HBĐT) - - Alo! Chú có rảnh không sang tôi uống nước, có ấm chè ngon!
- Vâng bác! Em đến cửa rồi đây.
- Úi dà! Anh em mình cứ như có "thần giao cách cảm” ý nhỉ! Vừa nhắc đã thấy chú có mặt.
- Thì tuần nào em với bác chả ngồi gật gù để thư giãn, mạn đàm chuyện đông, tây, kim, cổ. Mà sao hôm nay bác gọi sớm thế?
- Ờ nhỉ! Chắc tại đêm qua ngủ không ngon giấc, sáng dậy uể oải, đầu óc thì lung bung mụ mị, thèm chén trà nóng mà vắng chú thì uống không ngon.
- Ra vậy! Thế có chuyện gì mà bác bồn chồn thế? Hay lại thấy cư dân mạng rần rần bàn chuyện rút tiền gửi ngân hàng mà lo?
- Ồi! Chú cứ như đi guốc trong bụng anh ý nhỉ! Thú thực đang ngẫm chuyện đó đây chú ạ. Tôi thì chẳng có lương hưu nên cháu chú mở cho cái sổ tiết kiệm gửi ngân hàng với hình thức linh hoạt, bảo khi nào bí thì rút dần mà tiêu. Nhưng nhờ cái quầy tạp hóa này cũng túc tắc nên tôi với bà ấy chưa cần phải đụng đến. Cơ mà cứ để đấy cũng lo chú nhỉ. Lỡ ngân hàng có vấn đề thì mình mất trắng à.
- Ồi dào! Bác cứ lo xa quá! Mình gửi ngân hàng chứ có phải hụi, họ gì đâu mà lo.
- Thì vẫn biết gửi ngân hàng là yên tâm, uy tín rồi, nhưng trong bối cảnh cổ đông nhốn nháo, cổ phiếu nhảy múa thế này thì chẳng biết đâu mà lần. Lỡ ngân hàng phá sản thì họ lấy đâu tiền mà trả cho mình.
- Bác yên tâm! Mọi quyền lợi hợp pháp, chính đáng liên quan đến người dân đều có Nhà nước lo. Em nghiên cứu rồi: Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, các tổ chức tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp ngân hàng thương mại không chi trả được cho người gửi tiền thì Bảo hiểm tiền gửi (tổ chức của Nhà nước) sẽ chi trả tiền bảo hiểm...
Từ Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các luật khác đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.
Về cơ chế bảo đảm chung, Luật Các tổ chức tín dụng đã có tới 54 lần nhắc đến từ "an toàn" đối với các tổ chức tín dụng nói chung và đối với an toàn tiền gửi của khách hàng nói riêng. Trong đó, Điều 146, Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Khi ngân hàng đang thực hiện phương án cơ cấu lại mà có nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản. Ngoài ra, Điều 99, Luật Phá sản quy định: Chỉ khi nào Ngân hàng Nhà nước đã không thể "cứu" được nữa thì mới được phép yêu cầu tuyên bố phá sản ngân hàng. Và nếu ngân hàng có bị phá sản, thì khoản tiền gửi cũng được ưu tiên trả nợ trước các khoản nợ Nhà nước và nợ của các chủ nợ thông thường khác theo quy định tại Điều 101, Luật Phá sản về "thứ tự phân chia tài sản".
Như vậy, xét về mặt pháp luật trong bối cảnh thực tế, ngay cả trường hợp xấu nhất thì cũng chỉ cổ đông và các chủ nợ khác bị thiệt hại, còn người gửi tiền, nhất là cá nhân sẽ được Nhà nước bảo đảm quyền lợi ở mức cao nhất, nên bác cứ yên tâm.
- Chú chắc chứ!
- Em "nói có sách, mách có chứng”, bác không phải lo. Không tin bác cứ bật ti vi hay tìm báo chính thống mà xem. Trước những thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã gửi thông điệp chắc chắn rằng: "Tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”. Nên tóm lại bác đừng để tâm trí cuốn vào "mối tơ vò” trên các trang mạng tạo ra.
- Được! Có chú tư vấn nhẹ cả đầu, giờ anh em ta cứ ngồi thưởng ấm trà ngon thôi nhỉ.
Lam Nguyệt (Hội Nhà báo tỉnh)
Sáng 24/10, tại Hà Nội, đã diễn ra chương trình Hội đàm cấp cao giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia, cùng Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Liên hiệp Thanh niên 2 nước giai đoạn 2022-2027.
(HBĐT) - "Từ khi câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) ra mắt và đi vào hoạt động, tôi và các thành viên rất háo hức, tham gia sinh hoạt đều đặn vào ngày 18 hằng tháng. Không chỉ trang bị thêm kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho gia đình mà các thành viên còn được gắn chặt tình đoàn kết, sẻ chia những vui buồn, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống…”. Đó là chia sẻ của bà Bùi Thị Lý, thành viên CLB LTHTGN xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) khi tham gia các mảng hoạt động chính của dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (Dự án VIE071).
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội đã giải cứu, hướng dẫn 11 người mắc kẹt trong vụ cháy ngôi nhà 6 tầng thoát ra ngoài an toàn.
(HBĐT) - Vùng hồ Hòa Bình có thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc "sơn thuỷ hữu tình” được quảng bá rộng khắp và chiếm trọn tình cảm yên mến của du khách trong nước, quốc tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và một số tổ chức, cá nhân, cuộc sống của người dân vùng hồ dần được cải thiện. Đó là dấu ấn, bước chuyển mình trong hoạt động du lịch vùng hồ trên địa bàn các huyện: Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, ngày 8/6/2010 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa X) (Chỉ thị số 43) "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam”, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm tạo điều kiện để Hội CTĐ các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Từ đó khơi dậy, phát huy truyền thống nhân đạo, giúp đỡ các đối tượng yếu thế, hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
(HBĐT) - Thông tin tích cực là thông tin đúng đắn, chính xác về một sự việc, nhân vật, mô hình, giải pháp hay; có ý nghĩa, có giá trị trong thực tiễn cuộc sống; có tác dụng thúc đẩy những hành động, việc làm có ý nghĩa trong cộng đồng; đẩy lùi những thông tin xấu, độc, lan tỏa những điều tốt đẹp, xây dựng một xã hội nhân văn.