(HBĐT) - Năm 2022, mục tiêu Chương trình giảm nghèo bền vững (GNBV) của tỉnh là GNBV, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện giúp người nghèo, hộ nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản.



Từ huy động nguồn quỹ hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, Ủy ban MTTQ huyện Lạc Sơn bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Tân Lập. 

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3158/QĐ-UBND, ngày 30/12/2021 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, toàn tỉnh còn 34.029 hộ nghèo, 23.388 hộ cận nghèo. Đây là căn cứ để thực hiện chính sách an sinh xã hội trong năm. Đặc biệt, nhằm kịp thời triển khai, thực hiện Chương trình GNBV giai đoạn mới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND, ngày 11/5/2022 thực hiện Chương trình GNBV tỉnh năm 2022; Quyết định số 711/QĐ-UBND, ngày 15/4/2022 về thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) GNBV giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh; Quyết định số 1392/QĐ-UBND, ngày 12/7/2022 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh; Kế hoạch số 130/KH-UBND, ngày 20/7/2022 tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… Thực hiện Quyết định số 39/QĐ-UBND, ngày 12/1/2022, tỉnh đã bố trí kinh phí hỗ trợ người nghèo ăn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với tổng số 34.029 hộ, mức hỗ trợ 400 nghìn đồng/hộ, tổng số tiền hỗ trợ trên 13,6 tỷ đồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,5 - 3%/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025). Phấn đấu đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,49% còn 12,99% - 12,49%. Đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi. 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT.

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cho biết: Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Chủ trương, chính sách được thực hiện đầy đủ. Mặt khác, cả hệ thống chính trị - xã hội được huy động tạo sức mạnh tổng hợp. Các dự án thành phần của Chương trình MTQG GNBV được quan tâm, thúc đẩy, bao gồm dự án về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Mục tiêu giảm nghèo được tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành, tầng lớp dân cư và người nghèo làm thay đổi, chuyển biến nhận thức trong công tác giảm nghèo. Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tiếp tục được hưởng ứng. Tỉnh cũng tăng cường thực hiện tín dụng ưu đãi, chủ động rà soát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và triển khai đến các đối tượng thụ hưởng theo quy định. Quan tâm chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK. Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo theo quy định, vận động tặng sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK. Tiếp tục vận động nguồn lực xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, khuyết tật. Đa dạng hóa hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo, Chương trình GNBV của tỉnh. Cung cấp dịch vụ công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của Nhân dân các xã có điều kiện KT-XH ĐBKK…

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, ngoài nguồn lực từ ngân sách của T.Ư và địa phương, Chương trình MTQG GNBV và các chính sách giảm nghèo huy động nguồn kinh phí hỗ trợ, giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân, các sở, ban, ngành được giao đỡ đầu, các địa phương kết nghĩa; vốn góp, ngày công lao động, vật tư… của người dân, cộng đồng; chủ động khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực KT-XH của địa phương. 

Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục