(HBĐT) - Với nhiều cách làm sáng tạo, những năm qua, phong trào Tuổi trẻ Cao Phong thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng đã lan tỏa rộng khắp, tạo thêm việc làm cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
Chị Bùi Thị Phương Thảo, xóm Đúng Thá, xã Thu Phong từng là 1 trong 3 thanh niên đại diện cho huyện Cao Phong tham dự "Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh lần thứ III, năm 2021” do Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở KH&CN, Liên minh HTX tỉnh tổ chức. Tới thăm trang trại nuôi ong của gia đình chị, chúng tôi càng khâm phục nghị lực, quyết tâm của người con gái nhỏ bé. Chị Thảo cho biết: Từ năm 2015, khi bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nuôi ong, tôi luôn được Đoàn Thanh niên của huyện, xã đồng hành, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi cũng như bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ đó, từ 100 đàn ong ban đầu, đến nay, các sản phẩm từ ong như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa và ong giống của gia đình được thị trường đón nhận. Bình quân mỗi năm, gia đình thu lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng.
Toàn huyện Cao Phong có hơn 2.500 ĐVTN đang sinh hoạt tại 23 chi đoàn. Thời gian qua, để phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp trở thành phong trào thi đua sôi nổi, Huyện đoàn Cao Phong thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm tại các phiên giao dịch, giúp đoàn viên tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ sinh kế cho thanh niên; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình… Bên cạnh đó, huyện tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế thông qua các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên khởi nghiệp, thu hút hàng nghìn lượt ĐVTN tham gia.
Cùng với đó, các cấp bộ Đoàn trong huyện tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên và xã hội về nghề nghiệp, việc làm. Triển khai hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tập trung vào học sinh THPT, học sinh lớp 9 thông qua ngày hội tư vấn, sinh hoạt ngoại khóa; lồng ghép với các tiết chào cờ đầu tuần tại trường học; tư vấn trực tiếp, trực tuyến...
Phát huy vai trò cầu nối giữa ĐVTN với nguồn vốn vay ưu đãi, trong công tác phối hợp với Ngân hàng CSXH, BTV Huyện đoàn chỉ đạo các đoàn cơ sở làm tốt việc nhận ủy thác cho vay tới các hộ ĐVTN. Đến nay, Huyện đoàn Cao Phong nhận ủy thác và quản lý dư nợ 77 tỷ đồng của Ngân hàng CSXH, cho gần 2.000 hộ ĐVTN vay và tiếp tục hỗ trợ ĐVTN phát triển kinh tế từ nguồn vốn 120 của T.Ư Đoàn.
Từ sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp bộ Đoàn trong huyện, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” ngày càng khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong đời sống, tạo điều kiện thuận lợi giúp tuổi trẻ Cao Phong vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương. Nhiều thanh niên điển hình với mô hình kinh tế hiệu quả được Tỉnh đoàn, Huyện đoàn tuyên dương. Tiêu biểu như chị Trần Thị Mai, thị trấn Cao Phong có thu nhập khoảng 400 triệu đồng/vụ từ trồng cam; anh Bùi Như Khuê, xóm Mới, xã Thung Nai thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm từ nuôi cá lồng; anh Bằng Lê Việt Cường, xã Tây Phong thu lợi nhuận 300-350 triệu đồng/năm từ kinh doanh điện máy...
Đồng chí Bùi Văn Tường, Bí thư Huyện đoàn cho biết: Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” ở Cao Phong đã khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn giúp ĐVTN vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương. Tuy nhiên, nhiều ĐVTN còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức, vốn SX-KD nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, thời gian tới, Huyện đoàn xác định phối hợp đào tạo nghề, chuyển giao KHKT, hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu.
T.H
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thủy và UBMTTQ huyện vừa tổ chức lễ phát động ủng hộ xây dựng Quỹ Vì người nghèo năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 25/10, Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 (chương trình) tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 1392/QĐ-UBND, ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh, tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 của tỉnh khoảng 960 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trên 847,2 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương khoảng 84,7 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 28 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trở lại xã Cao Sơn (Đà Bắc), con đường khó đi năm nào nay đã êm thuận. Những năm qua, từ các chương trình, dự án đã giúp cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, để nâng cao mức sống của các hộ vẫn là trăn trở của các cấp ủy, chính quyền xã.
Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên của thủ trưởng công an các cấp và do thanh tra công an các đơn vị, địa phương làm nòng cốt tham gia.
(HBĐT) - Ngày 25/10, đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 (chương trình) tại huyện Lạc Sơn.