(HBĐT) - Giai đoạn 2022 - 2025, huyện Đà Bắc có trong danh sách 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước. Cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, huyện trở thành địa bàn trọng tâm của tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK).


Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh phối hợp với huyện Đà Bắc và UBND xã Nánh Nghê kiểm tra thực tế công tác rà soát tại hộ dân.

Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 18,62%, hộ cận nghèo 18,83%. Đồng chí Bùi Thanh Hải, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện trăn trở: Việc huy động nguồn lực cho công tác GNBV mặc dù đã được quan tâm, nhưng chưa thấm là bao so với khó khăn về hạ tầng cơ sở, điều kiện sản xuất ở huyện vùng cao nghèo. Đặc biệt là đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 khiến hạ tầng giao thông trên toàn huyện bị tàn phá nặng nề, đến nay vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Ở một số địa bàn vùng cao như: Nánh Nghê, Đồng Ruộng, Yên Hoà…, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó thoát nghèo do thiếu đất sản xuất, cần được hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo nguồn sinh kế.

Theo báo cáo KT-XH ước tình hình thực hiện chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường năm 2022 của UBND huyện, tỷ lệ hộ nghèo áp dụng chuẩn nghèo đa chiều là 35,2%. Về chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, 10 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 2 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên, duy trì 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ nay đến hết năm, huyện tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, các chính sách GNBV lồng ghép với chương trình, dự án phát triển KT-XH, góp phần hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trong cuộc sống. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản. Tăng cường tuyên truyền các chính sách về lao động, việc làm, đa dạng hoá kênh giới thiệu và giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc.

Trong khuôn khổ các dự án của chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, huyện triển khai dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH huyện nghèo. Theo đó, tại tiểu dự án 1, Đà Bắc được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH thiết yếu, liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hoá và tiếp cận dịch vụ cơ bản, bao gồm: công trình giao thông, cầu, hạ tầng, điện; công trình giáo dục, y tế đạt chuẩn quốc gia; nước sinh hoạt, thuỷ lợi, công trình phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao. Các loại công trình đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp mục tiêu của chương trình, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi. Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu. Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện tiểu dự án 1 gần 246 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.Ư trên 224 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 22,4 tỷ đồng. Ngoài ra, huy động các nguồn vốn khác, như vốn vay ngân hàng chính sách, vốn người dân đóng góp.     

Mặt khác, nhằm hỗ trợ huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, GNBV, từ tiểu dự án 2 triển khai đề án hỗ trợ huyện nghèo, huyện sẽ được đầu tư trọng tâm, trọng điểm một số công trình, cơ sở hạ tầng KT-XH (công trình đầu tư cấp huyện, liên xã) giúp tạo sự đột phá, thúc đẩy hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ dự án 5, hỗ trợ nhà ở cho khoảng 3.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và GNBV. Hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng được hưởng lợi từ các dự án phát triển sản xuất; cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin…

Bùi Minh

Các tin khác


25 năm sau bão Linda: Vượt lên bão dữ

Ngày này 25 năm trước (2/11/1997), bão số 5 (bão Linda) đổ bộ vào khu vực Nam Bộ, gây nhiều đau thương, mất mát. Tại vùng ven biển Cà Mau, ngành chức năng thống kê có hơn 1.800 người chết, bị thương và mất tích, hơn 160 nghìn căn nhà bị hư hỏng, hơn 570 tàu cá bị nhấn chìm, hỏng hóc… Tổng thiệt hại tài sản là hơn 2.700 tỷ đồng. Khi mà thời điểm ấy, 1 lượng vàng chỉ vài triệu đồng, thì thiệt hại trên quả là khủng khiếp…

Kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 10 huyện, thành phố

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 66/KH-BCĐ, ngày 10/10/2022 của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh, từ ngày 25/10 - 21/11, Sở LĐ-TB&XH tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông, ngư nghiệp có mức sống trung bình tại các huyện, thành phố.

Trao đổi Bản thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động của tỉnh đi làm việc tại Hàn Quốc

(HBĐT) - Ngày 2/11, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn công tác thành phố Gimje, tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) nhằm trao đổi, thảo luận nội dung Bản thoả thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động của tỉnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc giữa địa phương của 2 nước.

Huyện Tân Lạc lan tỏa phong trào Vì người nghèo

(HBĐT) - Bên cạnh nguồn tài trợ, giúp đỡ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, UB MTTQ huyện Tân Lạc đã khơi dậy tinh thần chia sẻ nhân ái trong các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục