(HBĐT) - Ngay sau khi thống nhất mức hỗ trợ an sinh xã hội (ASXH) đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A, phường Trung Minh (TP Hoà Bình) với mức 100 nghìn đồng/m2 đất sản xuất nông nghiệp, nhà đầu tư (NĐT) dự án KĐTM Trung Minh A đã phối hợp các cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành chi trả hàng chục tỷ đồng tiền hỗ trợ ASXH cho các hộ có đất bị thu hồi theo đúng cam kết tại các cuộc họp, tiếp xúc, đối thoại giữa đại diện chính quyền, NĐT và người dân trước đó.


Người dân tổ dân phố Trung, phường Trung Minh (TP Hoà Bình) nhận tiền hỗ trợ an sinh xã hội từ nhà đầu tư.

Thực hiện ngay việc chi trả tiền hỗ trợ an sinh xã hội theo cam kết

Đó chỉ là một trong nhiều phần việc, nội dung cam kết của NĐT trước những kiến nghị của các hộ dân thuộc diện thu hồi đất phục vụ dự án. Theo đó, ngay sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, trong các ngày 3, 4/4/2023, Ban quản lý (BQL) dự án KĐTM Trung Minh A đã phối hợp các cơ quan chức năng TP Hoà Bình tiến hành ngay việc chi trả tiền hỗ trợ ASXH cho các hộ có đất bị thu hồi.

Là người thứ 3 thực hiện xong các thủ tục và nhận tiền hỗ trợ ASXH trên 76 triệu đồng của NĐT, bà Bùi Thị Tình, tổ dân phố Trung, phường Trung Minh chia sẻ: Sau khi được tuyên truyền, tôi và các thành viên trong gia đình đã nắm và hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là một dự án lớn của tỉnh và NĐT đã thực hiện theo đúng những gì đã cam kết nên gia đình tôi nhất trí ủng hộ.

Cũng như bà Tình, sau khi tiếp thu chủ trương và cam kết của NĐT về việc hỗ trợ ASXH thêm 100 nghìn đồng/m2 đất sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Diễn (83 tuổi) ở tổ dân phố Trung đã họp gia đình để bàn bạc, lắng nghe ý kiến từng thành viên. Sau cuộc họp, cả gia đình thống nhất, đồng thuận bàn giao mặt bằng cho NĐT để triển khai thực hiện dự án. Ông Diễn chia sẻ: Ngoài số tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB), gia đình tôi được nhận thêm hơn 200 triệu đồng tiền hỗ trợ ASXH của NĐT cho hơn 2.000 m2 đất ruộng. Tôi cho rằng mức hỗ trợ trên của NĐT là thỏa đáng, phù hợp với nguyện vọng của gia đình.

Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Tưởng, Phó Chủ tịch UBND phườngTrung Minh, qua nắm tình hình thực tế, đa phần người dân phấn khởi khi được nhận tiền hỗ trợ ASXH từ NĐT. Sau các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa cơ quan, ban, ngành của tỉnh, thành phố và NĐT, chúng tôi nhận thấy số hộ trên địa bàn ủng hộ việc triển khai dự án ngày càng tăng. Các hộ dân không còn gay gắt phản đối như trước.

Chủ đầu tư cam kết thực hiện nhiều kiến nghị của người dân

Dự án KĐTM Trung Minh A (tên thương mại là dự án Casa Del Rio) là 1 trong 4 dự án trọng điểm của tỉnh. Dự án được triển khai theo hình thức đấu thầu, Nhà nước thu hồi đất giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Dự án có diện tích thu hồi 83,54 ha đất các loại (chủ yếu là đất trồng lúa) của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn tổ dân phố Trung và tổ dân phố Miều, phường Trung Minh. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo đồng chí Vũ Khắc Tiệp, Trưởng Ban GPMB dự án, quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do một số hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho NĐT thi công. Nguyên nhân do một số trường hợp cho rằng mức bồi thường GPMB chưa thỏa đáng, đề nghị nâng mức bồi thường, hỗ trợ, GPMB, yêu cầu chủ đầu tư bán có lãi phải chia sẻ lợi nhuận... Những kiến nghị này không được chấp nhận nên đã gây ra phản ứng từ phía người dân có đất bị thu hồi. Nhiều hộ gia đình, cá nhân giữ lại đất đã bàn giao mặt bằng, tập trung đông người, cản trở thi công gây áp lực đòi chi trả thêm, gây khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB dự án.

Để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trên, UBND TP Hoà Bình đã ban hành 10 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ; tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền, NĐT với người dân để tìm tiếng nói chung, từng bước giải quyết các vướng mắc. Theo đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Minh, sau nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại, người dân đã cơ bản đồng tình, nhất trí, không thắc mắc về quy trình, phương án hỗ trợ, GPMB. Về phía NĐT cũng cam kết và triển khai việc chi trả tiền hỗ trợ ASXH với mức 100 nghìn đồng/m2 đất sản xuất nông nghiệp. Việc này được người dân đồng thuận và NĐT đã tiến hành chi trả.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Trần Duy Ngọc, Giám đốc BQL dự án KĐTM Trung Minh A cho biết: Để hỗ trợ ASXH cho các hộ với mức 100 nghìn đồng/m2, NĐT cũng phải cân đối phương án tài chính với số tiền chi thêm khoảng 100 tỷ đồng. Đây là số tiền hỗ trợ ngoài các quy định của Nhà nước, không được ghi nhận vào các khoản nào khác. Nếu người dân không ủng hộ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho NĐT. Số tiền này doanh nghiệp đã chi trả đến tay các hộ dân theo đúng cam kết. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng chỉ chi tiền hỗ trợ cho các hộ có sự đồng thuận, đồng ý bàn giao mặt bằng, với những hộ chưa bàn giao mặt bằng, để chính quyền thực hiện việc cưỡng chế thì NĐT sẽ không hỗ trợ khoản tiền này.

Ông Trần Duy Ngọc cho biết thêm: Trên tinh thần cầu thị, chúng tôi luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân. Với mong muốn tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất, chúng tôi cam kết khi dự án triển khai và đi vào hoạt động, NĐT sẽ bố trí, ưu tiên việc thu hút, tạo việc làm cho người dân địa phương. Trước mắt, thực hiện ý kiến, đề nghị của người dân về việc bố trí đất để xây dựng nhà văn hóa, NĐT đã làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất dành một khoảng diện tích phù hợp để xây dựng nhà văn hóa của tổ dân phố. Quan điểm của NĐT cũng rất mong người dân có sự chia sẻ, đồng thuận ủng hộ dự án. Với trách nhiệm của mình, NĐT cam kết thực hiện đúng chính sách, pháp luật trên tinh thần tôn trọng, coi việc đảm bảo lợi ích cho người dân bị ảnh hưởng, thu hồi đất phục vụ dự án là yếu tố cốt lõi.

 Mạnh Hùng


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục