(HBĐT) - Để chủ động các biện pháp phòng, chống đuối nước (PCĐN) cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, huyện Mai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng PCĐN cho trẻ.


Trường TH&THCS xã Nà Phòn (Mai Châu) tổ chức tuyên truyền, dạy kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh.

Đặc thù là huyện miền núi nhiều suối, ao, hồ, thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở, huyện thường xuyên tổ chức khảo sát các địa điểm có nguy cơ mất an toàn, cắm biển cảnh báo. Khuyến khích các trường học tổ chức hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng PCĐN cho học sinh. Đoàn Thanh niên các cấp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh, an toàn trong dịp hè nhằm thu hút sự tham gia của trẻ. Tích cực triển khai các biện pháp xây dựng môi trường an toàn, ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn trong PCĐN, tai nạn thương tích... Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế tai nạn đuối nước là sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giám sát con em và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về PCĐN cho các bậc phụ huynh.

Em Lò Văn Quân, xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn chia sẻ: Ban đầu em rất sợ nước, khi được thầy giáo hướng dẫn cách nổi, thở dưới nước, em thấy tự tin hơn và thấy thích môn bơi. Em đã biết bơi ếch và đứng nước. Em sẽ cố gắng luyện tập chăm chỉ để nắm chắc kỹ thuật, bơi thành thạo, rèn sức khoẻ và có thêm kỹ năng bảo vệ bản thân.

Anh Lò Văn Chức, Bí thư Đoàn xã Nà Phòn cho biết: Trước đây ít trẻ em biết bơi vì chưa có điều kiện tiếp cận và học tập bài bản. Qua các khóa học miễn phí của Đoàn xã các em tự tin hơn, nắm được các kỹ năng bơi cơ bản. Mỗi năm Đoàn xã tổ chức từ 1 - 2 lớp dạy bơi miễn phí cho khoảng 40 học sinh.

Những ngày nắng nóng trẻ em thường chọn khu vực có nước như suối, hồ làm điểm vui chơi, bơi lội nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước. Theo thống kê từ năm 2008 - 2022, trên địa bàn huyện Mai Châu xảy ra 2 vụ đuối nước tại xã Bao La, 1 vụ do cháu bé 3 tuổi ngã vào bể cá trong khuôn viên của gia đình, 1 vụ cháu bé 4 tuổi tại xã Hang Kia khát nước trèo lên bể lấy nước uống rồi ngã vào trong. Tháng 3/2023 xảy ra 1 vụ đuối nước tại xã Chiềng Châu là khách du lịch 17 tuổi, đi tắm suối không biết bơi.

Đồng chí Vũ Đức Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu cho biết: Nguyên nhân xảy ra tai nạn đuối nước là do nhận thức, ý thức phòng, chống cho trẻ của nhiều gia đình còn hạn chế, chủ quan, chưa trông coi, giám sát, quản lý trẻ chặt chẽ. Môi trường sống xung quanh trẻ có sông, suối, ao, hồ, vùng nước sâu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi trẻ vui chơi nhưng chưa được thiết lập rào chắn an toàn, cảnh báo nguy hiểm để các em phân biệt. Do vậy, để tránh những tai nạn sông nước đáng tiếc có thể xảy ra, ngoài sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, nhà trường, các gia đình cần thường xuyên quan tâm, nhắc nhở con em nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ đuối nước. Không để trẻ tắm ở khu vực nguy hiểm khi không có người lớn đi kèm; hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng như cách sơ cứu người bị đuối nước đúng cách; khi phát hiện có người bị đuối nước khẩn trương kêu cứu, tuyệt đối không nhảy xuống cứu khi không biết bơi.

Phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức quản lý con em, không để các em tự do tắm sông, tắm suối, ngay cả tắm ao ở nhà mà không có người lớn đi kèm. Ngoài ra, gia đình cũng cần chuẩn bị các dụng cụ, thuốc cấp cứu để có thể ứng phó và sơ cứu kịp thời những tình huống tai nạn, rủi ro có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

Hoàng Anh

(Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục