(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến (ĐHTT) từ cơ sở. Từ phong trào thi đua yêu nước đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn.


Mô hình "Nhân giống và cung cấp giống cây hoa giấy” của gia đình chị Nguyễn Thị Sao, thôn Phú Bình, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Chúng tôi đến thăm mô hình "Không gian văn hóa Mường - CLB bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” của anh Nguyễn Mạnh Tuấn tại khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi. Đến đây, chúng tôi khâm phục sự tìm tòi, đam mê sưu tầm các hiện vật của anh Tuấn. Theo anh Tuấn cho biết, từ năm 2012, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, anh đã thích sưu tầm các vật dụng, sản phẩm văn hóa trong đời sống của người Mường đang mất dần tại địa phương. Từ tháng 1/2020 - 7/2023, với diện tích không gian trưng bày 750 m2, mô hình Không gian văn hóa Mường đã trưng bày, gìn giữ hơn 1.500 hiện vật gồm chiêng Mường, vật dụng đồ đồng, sành sứ, sản phẩm đồ gỗ, vải, trang phục thổ cẩm và vật dụng, sản phẩm tổng hợp khác.

Bên cạnh đó, với mục đích tập hợp công dân các khu dân cư không phân biệt lứa tuổi và mở rộng một số địa phương lân cận muốn tham gia các hoạt động về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ mang bản sắc dân tộc Mường, năm 2022, CLB bảo tồn di sản văn hóa Mường thị trấn Ba Hàng Đồi được thành lập. Từ tháng 11/2022 đến nay, CLB đã có 235 hội viên từ 8 - 77 tuổi, duy trì hiệu quả luyện tập và truyền dạy văn hoá cồng chiêng, sáng tạo các bài múa hát dân tộc Mường. Sau nhiều năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu, được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, những tâm huyết của anh đã được ghi nhận. Năm 2022, anh Nguyễn Mạnh Tuấn được tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú về lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng. Anh và CLB bảo tồn di sản văn hóa Mường đã được Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh khen thưởng các danh hiệu đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành VH-TT&DL, giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Một điển hình nữa chúng tôi đến thăm là hộ chị Nguyễn Thị Sao, thôn Phú Bình, xã Phú Nghĩa với mô hình "Nhân giống và cung cấp giống cây hoa giấy”. Từ năm 2015, gia đình chị Sao đã tận dụng, cải tạo 500 m2 đất vườn của gia đình để ươm và trồng các loại hoa. Từ cuối năm 2021, gia đình quyết định mở rộng vườn ươm trồng hoa giấy, đầu tư hệ thống nhà kính và dàn tưới tự động. Tới nay, tổng diện tích vườn ươm và cung cấp hoa giấy của gia đình chị khoảng 900 m2. Là hội viên trẻ của Hội Nông dân xã, chị Sao đã vận dụng sự phát triển của công nghệ 4.0 vào việc kinh doanh của gia đình. Qua trang facebook cá nhân, khách hàng không chỉ giới hạn trong khu vực lân cận mà còn trải khắp các tỉnh, thành phố như: Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh... Hiện tại, sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận đem từ 800 - 900 triệu đồng/năm. Mô hình đã tạo việc làm cho 3 - 4 lao động thường xuyên với mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng và 5 - 6 lao động thời vụ.

Đây là 2 trong số 12 tập thể, cá nhân được UBND huyện Lạc Thủy quyết định công nhận ĐHTT tiêu biểu, có thể tạo được hiệu ứng lan tỏa, có tác dụng nêu gương, mức độ ảnh hưởng và khả năng nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh. Ban Thi đua - Khen thưởng và các ngành chức năng thẩm định các mô hình để có cơ sở trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận ĐHTT cấp tỉnh năm 2023.

Đồng chí Nguyễn Thanh Thỏa, Trưởng phòng Nội vụ huyện Lạc Thủy cho biết: Với chủ đề Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả” thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH năm 2023. Từ đầu năm đến nay, phong trào thi đua luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, tạo không khí thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất, đã có nhiều biện pháp, giải pháp hay phát huy tính năng động sáng tạo ở mỗi đơn vị, địa phương. Phong trào thi đua được triển khai thực hiện hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. Hiện nay, huyện thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Coi trọng công tác đánh giá, tổng kết, biểu dương khen thưởng các mô hình, ĐHTT và tổ chức học tập nhân rộng các mô hình mới hiệu quả, những ĐHTT trong công tác, lao động và học tập tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để công tác thi đua thực sự là động lực, động viên các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và toàn dân.

Hương Lan

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục