(HBĐT) - Thực tế trên địa bàn huyện Tân Lạc, sau khi được đầu tư xây dựng, các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt việc cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên hiện nay, sau một thời gian hoạt động, nhiều công trình đã xuống cấp, không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.


Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Phong Phú (Tân Lạc) xuống cấp, mong muốn được đầu tư cải tạo, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện còn một số công trình phát huy hiệu quả được giao khoán cho Công ty CP nước sạch Hoà Bình trực tiếp quản lý. Theo đó, công trình được đầu tư đồng bộ, có công nhân vận hành thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn.

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Phong Phú nằm trên sườn đồi thoai thoải ở địa bàn xóm An. Ông Lê Chí Chúc, tổ trưởng tổ vận hành cho biết: Công trình được bàn giao năm 2008 với tổng mức đầu tư 2,8 tỷ đồng. Khi mới đưa vào hoạt động, công trình đảm bảo nước sinh hoạt cho trên 500 hộ. Đến nay công trình bị xuống cấp, máy móc lỗi thời, chỉ cung cấp nước cho trên 200 hộ. Các hộ dân thiếu nước phải lấy nước từ khe suối hoặc khoan giếng để dùng. Tổ vận hành "lấy thu bù chi” không đủ chi phí, khó khăn trong duy trì hoạt động. Từ thực tế trên chúng tôi đề xuất các cấp, ngành chức năng có cơ chế sửa chữa, thay thế các thiết bị thì công trình mới có thể hoạt động, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân.

Trong giai đoạn 2000 - 2020, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Tân Lạc được đầu tư bằng các nguồn vốn: Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, vốn cân đối ngân sách địa phương...; ưu tiên đầu tư ở những vùng khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất như các xã: Quyết Chiến, Suối Hoa… Theo thống kê của UBND huyện, toàn huyện có 34 công trình cấp nước tập trung, đến nay chỉ còn 2 công trình hoạt động bền vững; 2 công trình hoạt động trung bình; 6 công trình hoạt động kém hiệu quả và 24 công trình không hoạt động. Hầu hết các công trình cấp nước tập trung sau khi hoàn thành được giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý, vận hành. Tuy nhiên, hầu hết các công trình được khởi công từ lâu và đã hết khấu hao giá trị, xuống cấp trầm trọng, hư hỏng đường ống, bể chứa, không được nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên nên không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Việc bảo trì công trình không thực hiện được do không có nguồn kinh phí. Các tổ quản lý được thành lập tại các xóm, thành viên tổ không được đào tạo chuyên ngành quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng về công trình nước; thu tiền sử dụng nước và trả công quản lý, vận hành cho các thành viên hàng tháng chưa đảm bảo được ngày công lao động, do vậy ảnh hưởng nhất định đến công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên công trình. Bên cạnh đó, do công trình ở đầu nguồn xa, độ dốc cao, khó khăn trong việc đi lại, kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng.

Trao đổi về các giải pháp khắc phục tình trạng trên, đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Huyện đang nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy củng cố, cải tạo các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong đó hỗ trợ rà soát thực trạng công trình thuộc Chương trình 134 và các dự án đầu tư nước sạch trên địa bàn huyện. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư, ưu tiên cải tạo, nâng cấp công trình hiện có để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân. Khuyến khích, phát huy sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quản lý, khai thác, bảo vệ nhằm phát huy hiệu quả công trình. Có quy chế hỗ trợ kinh phí cho tổ quản lý hoạt động tốt hơn, trách nhiệm hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ công trình sau khi được đầu tư xây dựng. Đối với các công trình đã hỏng một phần hoặc hỏng toàn bộ, cần xem xét nhu cầu thực tế, đề xuất UBND huyện bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hàng năm và đề xuất xây mới công trình nếu thấy cần thiết. Đồng thời chủ động rà soát, đề nghị cấp trên thanh lý công trình hỏng, nhiều năm không còn hoạt động.

Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí bảo dưỡng, đầu tư mới các công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đề nghị Sở NN&PTNT tập huấn nghiệp vụ về quản lý, khai thác, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt trung, hướng dẫn thu, chi, quyết toán tiền nước hàng tháng theo quy định chung của tỉnh cho các tổ quản lý công trình tại xóm, xã.


Hương Lan


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục