Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.
Từ sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, chị Vi Thị Thuận, dân tộc Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã bảo tồn nghề dệt và phát triển các mặt hàng thổ cẩm phục vụ khách tham quan du lịch.
Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng là một bản nghèo, tách biệt với bên ngoài. Nhiều năm trước, hơn 30 hộ đồng bào dân tộc Dao nơi đây chỉ biết kiếm sống qua ngày nhờ làm nương và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, bản Sưng là một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch tham quan, đời sống của người dân ngày càng khấm khá. Có được kết quả đó, theo ông Lý Văn Thu, Bí thư chi bộ xóm đó là nhờ những chương trình hỗ trợ sinh kế cho ĐBDTTS được triển khai trên địa bàn xã và người dân xóm Sưng đã được hưởng lợi. Ông Thu cho biết: Chúng tôi được hỗ trợ, hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng và phục hồi các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, tắm lá thuốc. Nhiều thanh niên trong bản được học làm hướng dẫn viên du lich, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, học nghề nấu ăn, quản lý homestay gia đình. Nhờ đó, xóm đã thành lập các tổ dịch vụ du lịch với nhiều sản phẩm hấp dẫn. Từ du lịch cộng đồng, đời sống của người dân trong bản ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ chung, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN với 10 dự án, 36 tiểu dự án đã hỗ trợ đa mục tiêu giúp ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh ổn định cuộc sống và phát triển. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 2 năm (2022 - 2023), tỉnh ta được phân bổ 130.813 triệu đồng thực hiện giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ 116 hộ làm nhà ở; 2.621 hộ chuyển đổi nghề; trên 14 nghìn hộ sử dụng nước sinh hoạt phân tán và xây dựng 20 công trình nước sạch. Dự án quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư đã và đang thực hiện giải ngân hỗ trợ các điểm dân cư ổn định tập trung. Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững đã hỗ trợ phát triển lâm nghiệp rừng 45.983 ha; hỗ trợ phát triển sản xuất, chuỗi sản xuất 282 dự án, mô hình và thúc đẩy khởi sự kinh doanh 98 mô hình.
Đặc biệt, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng ĐBDTTS đã thực hiện hỗ trợ 331 công trình, trong đó có 89 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 172 công trình đường ngõ xóm, nội đồng; 46 công trình đường trung tâm xã, liên xã; 12 công trình chợ; 140 công trình sửa chữa; 7 công trình thủy lợi; 5 công trình y tế.
Dự án phát triển GD&ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã hỗ trợ 10 công trình giáo dục; 150 người xóa mù chữ; trên 26 nghìn người được hỗ trợ đào tạo nghề; sửa chữa bảo dưỡng 15 công trình cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực cho 2.391 lượt cán bộ, người dân trong vùng ĐBDTTS. Dự án phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc gắn với phát triển du lịch đã tập huấn cho 360 lượt người về truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ đầu tư xây dựng 3 điểm đến du lịch tiêu biểu; 2 công trình tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia; 150 công trình sửa chữa nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng và 246 thiết bị thôn bản...
Theo đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, năm 2024, tỉnh ta tiếp tục phấn đấu có 6 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đặc biệt khó khăn bình quân từ 4 - 6%/năm. Để có thể thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tỉnh xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN. Trong đó, tham mưu đầu tư, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng ĐBDTTS, ưu tiên đầu tư, củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, chợ nhằm phục vụ dân sinh; cải thiện điều kiện sinh kế, đẩy mạnh ứng dụng KHKT để phát triển sản xuất.
Tỉnh tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng GD&ĐT, y tế, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh”; hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; quảng bá các loại hình du lịch bản địa, sản phẩm văn hóa truyền thống. Quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Tiếp tục phối hợp thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh phòng, chống tội phạm, giữ gìn và đảm bảo AN-QP trong vùng ĐBDTTS...
Phương Linh
Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).
Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.
Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.
Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.
Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.