Phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), giai đoạn 2014 - 2024, Hội Nông dân (HND) tỉnh nỗ lực làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay cho hội viên nông dân (HVND), người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần giúp HVND có nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh (SXKD), vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, đồng thời xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nông dân xã Bắc Phong (Cao Phong) có điều kiện phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi, nâng cao thu nhập.
Ngay sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (Chỉ thị số 40) được ban hành, Ban Thường vụ HND tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến cán bộ, hội viên; ưu tiên triển khai Chỉ thị số 40; hàng năm ban hành các văn bản tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ủy thác; phối hợp với chi nhánh NHCSXH và chính quyền địa phương củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động...
Bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, 10 năm qua, HND tỉnh phối hợp với NHCSXH chỉ đạo các cấp hội nhận ủy thác cho vay, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn được thực hiện thường xuyên. Các cấp hội đã tổ chức kiểm tra trên 170 cuộc tại HND cấp huyện, xã; 755 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), trên 20.000 lượt hộ HVND vay. Phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn từ 10 - 15 lớp/năm cho trên 1.000 lượt cán bộ hội, Ban quản lý tổ TK&VV; phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương thực hiện rà soát, xử lý nợ khách hàng đi khỏi nơi cư trú, xử lý nghiệp vụ gia hạn nợ... theo quy định; củng cố, kiện toàn tổ TK&VV.
Ngoài vai trò cầu nối giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách một cách nhanh nhất, các cấp hội tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân lựa chọn giống cây, con phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Từ đó giúp tổ chức hội gần hơn với hội viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nông dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo. Trên địa bàn tỉnh có không ít mô hình kinh tế phát huy hiệu quả từ vốn vay NHCSXH do HND đứng ra ủy thác cho vay.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những điển hình đó. Theo ông Thắng chia sẻ, thông qua các cấp HND, gia đình được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ NHCSXH. Lần thứ nhất ông được duyệt vay 40 triệu đồng để chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả. Lần thứ 2 ông mạnh dạn vay 80 triệu đồng đầu tư trồng chè, nuôi lợn sinh sản, lợn thương phẩm, kết hợp kinh doanh hàng tạp hóa từ nguồn vốn tích lũy của gia đình. Vừa được hỗ trợ vay vốn và tập huấn khoa học kỹ thuật nên mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả. Bình quân hàng năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Thắng có thu nhập khoảng 400 triệu đồng.
Không riêng gia đình ông Thắng, từ nguồn vốn chính sách đã tạo điều kiện và động lực cho HVND trong tỉnh đầu tư sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Tính đến ngày 31/5/2024, tổng dư nợ các chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do HND tỉnh quản lý là 1.264,389 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 634 tổ TK&VV với 25.848 hộ vay, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,06%.
Đồng chí Đinh Thị Thảo, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Chỉ thị số 40 qua 10 năm thực hiện đã đi vào cuộc sống, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; giúp các cấp ủy, chính quyền nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Thời gian tới, Ban Thường vụ HND tỉnh tiếp tục phối hợp tốt với Chi nhánh NHCSXH tỉnh chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến HVND; nắm chắc tình hình hoạt động của tổ TK&VV; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; nhắc nhở các tổ thực hiện tốt quy chế hoạt động...
Thu Hằng
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc tại Hòa Bình đã thực hiện xuất hoá đơn điện tử (HĐĐT) sau mỗi lần bán theo quy định. Điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ khách hàng.
Thực hiện kế hoạch cấp thẻ Căn cước, triển khai Luật Căn cước năm 2023, trong 10 ngày (1 - 9/7), Công an tỉnh đã thu nhận 5.565 hồ sơ cấp Căn cước với 3 nhóm tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 0 tuổi đến dưới 6 tuổi 906 hồ sơ; từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi 3.076 hồ sơ; từ đủ 14 tuổi trở lên 1.583 hồ sơ. Lực lượng Công an đã hỗ trợ định danh điện tử cho 2.172 tài khoản. Đến nay, toàn tỉnh đã định danh điện tử được 504.569 tài khoản, đạt 68%.
Trong 2 ngày 9 - 10/7, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Huyện Đoàn Đà Bắc, xã Tiền Phong tổ chức "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2024”. 52 đoàn viên thanh niên, sinh viên tình nguyện, cảnh sát cơ động, cán bộ, giảng viên của Học viện tham dự chương trình.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Nghị quyết số 391/NQ-HĐND về việc đặt tên đường, công trình công cộng, đổi tên đường và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường đã đặt tên trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 28/6/2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua. Trước đó, UBND tỉnh đã có tờ trình, Ban VH-XH (HĐND tỉnh) thẩm tra và các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận.
Chiều 9/7, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.