Nhờ sự khẩn trương, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, mức độ thiệt hại của cơn bão số 3 đã được hạn chế tối đa, công tác khắc phục hậu quả cũng được đẩy nhanh.
Ngay từ khi bão số 3 hình thành và đi vào biển Đông, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp ngành liên quan tập trung theo sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế dự báo sát, chính xác diễn biến cường độ và đường đi của bão, cảnh báo nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất. Đồng thời triển khai các giải pháp ứng phó khẩn cấp trước, trong và sau bão và ban hành 10 công điện chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt và khẩn trương.
Trước bão, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Công điện, thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại Hải Phòng để trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó khẩn cấp tại hiện trường theo phương châm "4 tại chỗ” nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Trong bão, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận chỉ đạo về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đi kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 Công điện để chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, sạt lở, bảo đảm an toàn đê điều, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Sau bão, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 công điện, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng trực tiếp đi thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng đang làm nhiệm vụ và chỉ đạo việc tìm kiếm, cứu nạn.
Bão số 3 Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua.
Nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp trên hiện trường của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, diễn ra sáng 15/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu 6 bài học kinh nghiệm sau bão số 3.
Bộ trưởng cho rằng, trong thời gian tới, cần làm tốt công tác dự báo, bám sát thực tiễn, chủ động từ sớm, từ xa để có giải pháp ứng phó, phản ứng chính xác, kịp thời, hiệu quả, linh hoạt; quán triệt và tổ chức phòng, chống, ứng phó thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”, "đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trước hết, trên hết”.
Phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhất quán, đồng bộ, xuyên suốt, kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở.
Quan tâm hơn nữa việc đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng xử lý tình huống khẩn cấp của các ngành, các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; trang bị kỹ năng cần thiết cho người dân để ứng phó với các tình huống cấp bách, bất ngờ.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo, đánh giá nguy cơ thiên tai, sạt lở, lũ ống, lũ quét...
Phát triển hạ tầng phải gắn liền với công tác phòng, chống thiên tai; cần đánh giá, dự báo đầy đủ các yếu tố về địa chất, dòng chảy… có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ môi trường khi tiến hành triển khai dự án.
Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện tình hình thiên tai, bão lũ, gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống bão lũ; xử lý nghiêm hành vi tung tin xấu, độc nhằm an dân, ổn định tâm lý xã hội, khích lệ, động viên tinh thần Nhân dân. Phát huy sức mạnh đoàn kết, tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách”, bản lĩnh sức mạnh của dân tộc trong hoạn nạn, khó khăn.
Theo Baotintuc.vn
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi 21 tỉnh, TP về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Hoà Bình đại diện cho chi nhánh đã ủng hộ 30 triệu đồng.
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng bão số 3 đã gây thiệt hại lớn đối với xã Cao Sơn (Đà Bắc). Đặc biệt, ngày 12/9, xã Cao Sơn đã phải sơ tán khẩn cấp 14 hộ dân cùng tài sản đến nơi an toàn. Nguyên nhân là phía trên đồi Ao Ếch sau xóm xuất hiện vết nứt dài, nguy cơ trượt sạt xuống nhà dân.
Hai hộ gia đình, mỗi nhà bốn khẩu trú tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, nằm trong danh sách mất tích, đã trở về báo tin an toàn.