Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 6 nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN phát
Khẩn trương huy động lực lượng ứng phó
Ngày 25/10, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức họp về việc phòng, chống và ứng phó với bão số 6.
Phát biểu kết luận, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đề nghị, các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện ứng trực tại trọng điểm về thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân trên hết; bám sát nội dung công điện của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo và phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai năm 2024 của UBND thành phố, chủ động triển khai ứng phó bão số 6.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giao Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố phối hợp các đơn vị triển khai phương tiện, lực lượng ứng trực tại điểm có nguy cơ bị ngập lụt sâu, sạt lở, lũ quét... Công an thành phố tập trung công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu chung cư và Âu thuyền Thọ Quang.
Các địa phương, đơn vị thông tin số điện thoại cố định và di động để nhân dân liên lạc, đề nghị được hỗ trợ trong thiên tai.
Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo diễn biến và thời tiết cho nhân dân được biết để chủ động ứng phó.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị, địa phương rà soát hồ chứa, theo dõi tình hình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, kịp thời tham mưu lãnh đạo thành phố triển khai biện pháp ứng phó.
Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 phối hợp với cơ quan của thành phố triển khai ứng phó bão số 6, bảo đảm an toàn cho các tàu, thuyền.
Toàn bộ tàu thuyền đã vào bờ an toàn tránh trú bão số 6
Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá ở xã Phú Hải, huyện Phú Vang. Ảnh tư liệu, minh họa: Đỗ Trưởng/TTXVN
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến 5 giờ ngày 25/10, tất cả phương tiện tàu cá của địa phương với 1.884 phương tiện/10.685 lao động đã vào bờ trú ẩn an toàn ứng phó bão số 6. Ngoài ra, 20 phương tiện tàu hàng vào vị trí neo đậu tại cảng Thuận An và cảng Chân Mây.
Trước đó, tối 24/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các đơn vị tuyến biển triển khai bắn pháo hiệu báo bão Trami (bão số 6) tại 5 điểm/15 phát tín hiệu.
Trước diễn biến và hướng di chuyển của bão số 6, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến của bão, mưa lũ để chủ động triển khai công tác ứng phó phù hợp diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến địa bàn quản lý. Đồng thời rà soát kịch bản, phương án ứng phó thiên tai, phương án di dời người dân tại nơi nguy hiểm; đảm bảo lương thực, bố trí lực lượng, phương tiện cứu nạn khi có yêu cầu.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tăng cường cảnh báo, dự báo bão, mưa lũ, cập nhật thông tin chỉ đạo ứng phó kịp thời cho lãnh đạo tỉnh, cơ quan, đơn vị và người dân biết để chủ động ứng phó. Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc việc vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Theo Baotintuc.vn
Xóm Bà Rà (xã Hùng Sơn) đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 90% dân số. Từng có thời kỳ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, từ việc được tuyên truyền, tiếp cận các kiến thức pháp luật, công tác phòng, chống tảo hôn và HNCHT, tư duy, nhận thức của người dân đã thay đổi...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, từ năm 2022 đến nay, huyện Cao Phong được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Huyện đã giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt gần 60%, trong đó, vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 95 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở. Cụ thể, năm 2022 hỗ trợ xong cho 45 hộ, năm 2024 hỗ trợ 50 hộ với kinh phí được giao 3,8 tỷ đồng, các hộ đang triển khai xây dựng nhà ở.
Thời gian qua, huyện Đà Bắc tập trung thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, từ đầu năm đến nay, huyện đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 720 hộ trên địa bàn 16/16 xã với tổng kinh phí 2,16 tỷ đồng. Trong đó, cấp 705 téc chứa nước sinh hoạt cho 705 hộ và vật dụng dẫn nước cho 9 hộ, hoàn thiện thủ tục nghiệm thu 6 hộ tự xây bể chứa nước.
Trong 2 ngày (21 – 22/10), Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Cao Phong tổ chức đại hội đại biểu Hội NCT lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Chiều 21/10, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Vietinbank Hòa Bình) đã trao ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Sáng 21/10, tại huyện Lạc Sơn, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Hòa Bình phối hợp với Hội Doanh nghiệp doanh nhân CCB tỉnh tổ chức Chương trình trao tặng vở học tập, áo ấm cho học sinh hoàn cảnh khó khăn Trường TH&THCS Tuân Đạo.