(HBĐT) - Khi màn sương bao phủ thị trấn Mai Châu (Mai Châu) tan dần, một bản nhỏ với những ngôi nhà sàn mộc mạc, thanh bình hiện lên. Đó là bản Pom Coọng bản mang đậm bản sắc của dân tộc Thái. Đến đây, du khách được đắm mình trước cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, được thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Thái; trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc làm ruộng, tham gia chế biến các món ăn…



Khách du lịch lựa chọn đồ lưu niệm tại bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu.

Pom Coọng thu hút khách du lịch ngay ở cái tên của bản. Khách du lịch khi đặt chân đến bản Pom Cọong đều thắc mắc vì sao một bản làng thơ mộng lại mang tên "Pom Coọng”. ông Hà Văn Thiết, Trưởng bản giải thích: Theo tiếng của người Thái, Pom có nghĩa là quả đồi, Coọng có nghĩa là cái trống, Pom Coọng có nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn như trống đồng.

Hiện nay, Pom Coọng có 70 hộ với 359 nhân khẩu, 7 dòng họ lớn cùng chung sống hòa thuận. Toàn bản có 89% số hộ được công nhận gia đình văn hóa. Pom Coọng được công nhận làng văn hóa 5 năm liên tục. Người dân trong bản bắt đầu làm du lịch homestay từ năm 1998 với 3 hộ đầu tiên là gia đình chị Hà Thị Chung, gia đình anh Khà Văn Vương và anh Khà Văn Hưng. Đến nay, toàn bản có 15 hộ gắn bó với loại hình du lịch homestay mang đậm bản sắc dân tộc Thái. 70% du khách đến với bản là du khách nước ngoài, còn lại là người Việt đam mê tìm hiểu bản sắc dân tộc Thái. Du lịch Pom Coọng ngày càng thu hút lượng lớn khách du lịch, đem lại nguồn thu nhập cho người dân nơi đây. Năm 2016, thu nhập từ du lịch của bản đạt hơn 2 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng thu nhập của toàn bản.

Để thu hút khách du lịch, chính quyền và người dân bản Pom Coọng luôn có ý thức giữ gìn những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Thái từ nếp nhà sàn, các nghề truyền thống, trang phục hay những làn điệu múa dân tộc Thái uyển chuyển… đã tạo sức hút với du khách. Những ngôi nhà sàn được thiết kế san sát, chỉ cách nhau luống rau hay bờ rào. Ngồi trên cửa voóng, người ta có thể trò chuyện từ nhà này qua nhà khác. Nhà sàn của dân tộc Thái cao ráo tạo cảm giác sạch sẽ, thoáng mát. Dưới chân nhà sàn, các mẹ, các thiếu nữ Thái miệt mài bên khung cửi, tạo ra những sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo làm bao nhiêu khách du lịch đắm say bởi những động tác nhanh nhẹn từ đôi tay, đôi chân của các cô gái Thái xinh đẹp; của tiếng thoi đưa. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái đã tạo ra những sản phẩm dệt thổ cẩm đầy màu sắc, độc đáo như túi, áo được bày bán ngay dưới chân nhà sàn để thu hút khách du lịch.

Hiện nay, đồ lưu niệm của Pom Coọng có thêm cung, nỏ… đang là những món quà được du khách nước ngoài ưa chuộng, mua nhiều. Khi màn đêm buông xuống, du khách được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính đội văn nghệ của bản biểu diễn. Bên ánh lửa hồng, những điệu múa mềm mại, uyển chuyển của các cô gái Thái xinh đẹp đã làm du khách xao xuyến, đắm say.

Chị Hà Thị Chung, một chủ hộ làm homestay sớm nhất tại Pom Coọng cho biết: Khách đến du lịch bản chủ yếu là khách nước ngoài nên họ rất muốn khám phá, gắn bó "ăn cùng - ngủ cùng - làm cùng” người dân. Chính vì vậy, chúng tôi tổ chức các hoạt động như cho du khách xuống đồng cùng bà con cấy lúa, giúp đỡ các hộ nghèo trong bản sửa nhà, xây nhà vệ sinh; đạp xe quanh bản khám phá vẻ đẹp miền sơn cước. Du khách được vào bếp tự tay chế biến những món ăn dân tộc như cơm lam, rau đồ, gà đồ… chính sự gần gũi, gắn bó đã thu hút được lượng lớn khách du lịch đến với bản chúng tôi.

Bản được quy hoạch đẹp, nếp sống của người dân được quy định theo hương ước rõ ràng, thực hiện theo đúng quy định của CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trong bản không có tình trạng mất đoàn kết, không có các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm. Người dân mở cửa cả đêm không sợ trộm rình rập. Trước 23 giờ, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ đều phải kết thúc để đảm bảo ANTT. Vấn đề vệ sinh môi trường được đảm bảo. Rác thải phân loại, đựng trong thùng và được xử lý, không xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi.

Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người bản Pom Coọng đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách du lịch. Chị ChiHo, du khách Nhật Bản chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến du lịch tại Việt Nam. Được ăn cùng, ở cùng và tham gia các hoạt động như đạp xe, cấy lúa, vào bếp nấu các món ăn dân tộc khiến tôi rất hài lòng và ấn tượng. Hình ảnh những cô gái Thái khéo léo bên khung dệt, bên bình rượu cần uyển chuyển với các điệu múa tôi sẽ không bao giờ quên. Sau khi trở về nước, tôi sẽ giới thiệu với bạn bè đến du lịch tại bản Pom Coọng và có dịp nhất định tôi sẽ quay lại nơi này.

                                                            Thu Thủy


Các tin khác


Phong Nha - Kẻ Bàng: Vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ giữ chân du khách

Quảng Bình không chỉ được mệnh danh là vùng đất "lửa” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khí hậu vô cùng khắc nghiệt mà còn được biết đến bởi những danh lam thắng cảnh "thiên tạo” và đặc biệt người dân rất thân thiện, mến khách. Du khách đến với Quảng Bình nói chung, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng đều cảm thấy hài lòng và nơi đây luôn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi người.

Đoàn công tác huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Đoàn công tác của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng do đồng chí Công Văn Hưu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mai Châu về việc học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng, các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Thịnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và một số xã của huyện.

Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa

(HBĐT) - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Từ xưa, vùng đất này vốn được coi là nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa...

Đắm mình trong thiên nhiên, mây nước Thung Nai

(HBĐT) - Thung Nai (Cao Phong) là địa điểm lý tưởng cho những du khách yêu thích và muốn tận hưởng nét hoang sơ, vẻ đẹp non nước hồ Hòa Bình. Chúng tôi trở lại thăm Thung Nai vào sáng thu nắng nhẹ. Con đường tới Thung Nai uốn lượn, chìm trong nắng vàng, trời trong veo, thấp thoáng những bến nước trong xanh. Một vài chòm xóm yên lành ẩn hiện sát mép hồ.

Sức hút du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh ta đang hiện thực hóa các tiềm năng, lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách gần xa. Liên tiếp thời gian vừa qua, du lịch Hòa Bình đón những tín hiệu vui. Các điểm, khu du lịch trên địa bàn ngày càng được du khách biết đến.

Xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình: Linh thiêng Hang Miếng

(HBĐT) - Đền Hang Miếng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khu vực hồ Hòa Bình thuộc địa phận xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Có thể đi lễ đền Hang Miếng bằng cả đường thủy và đường bộ. Hầu hết người dân đi lễ đền Hang Miếng bằng đường thủy có thể xuất phát từ cảng Bích Hạ đi khoảng 70 km hoặc từ Cảng Thung Nai đi khoảng 50 km thì đến được đền. Đền Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng đền rất linh thiêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục