(HBĐT) - Tỉnh ta đang hiện thực hóa các tiềm năng, lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách gần xa. Liên tiếp thời gian vừa qua, du lịch Hòa Bình đón những tín hiệu vui. Các điểm, khu du lịch trên địa bàn ngày càng được du khách biết đến.


Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) thu hút du khách đến thăm quan du lịch.

Có thể kế đến khu du lịch nước khoáng nóng Serena resort Kim Bôi tại xóm Khai Đồi, xã Sào Báy (Kim Bôi) của Công ty Lạc Hồng được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, kết hợp văn hóa thiên nhiên Tây Bắc trở thành điểm đến có thương hiệu, luôn trong tình trạng "cháy phòng” từ khi đi vào hoạt động đến nay. Điểm du lịch suối khoáng tại xã Hạ Bì luôn có lượng khách ổn định. Lượng khách đến với các điểm du lịch tại huyện Mai Châu cũng rất khả quan như các điểm du lịch Mai Châu Ecolodge, xã Nà Phòn... được đầu tư bài bản, quy mô, cách thức quản lý chuyên nghiệp hoạt động hiệu quả đem lại nhiều sự lựa chọn cho du khách.

Nhiều điểm du lịch trên địa bàn được các đơn vị lữ hành trong nước cũng như quốc tế bình chọn là điểm đến hấp dẫn của Việt Nam như: bản Pom Cọong, thị trấn Mai Châu; Homestay Mai Hịch cũng đạt giải thưởng Homestay ASEAN. Ngoài ra còn có các điểm du lịch khá ấn tượng đối với du khách như: sân gol Phượng Hoàng (Lương Sơn); điểm du lịch sinh thái Vịt Cổ xanh (Lương Sơn), thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn), Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi); Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng di sản văn hóa dân tộc Mường (thành phố Hòa Bình); làng văn hóa Việt - Mường (Lương Sơn); Trung tâm bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam (Cao Phong) …

Đặc biệt, tỉnh đã bước đầu hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch chất lượng cao tại xã Ngòi Hoa (Tân Lạc); Đá Bia, xã Tiền Phong; xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đem lại những cảm nhận, trải nghiệm thú vị, hưởng thụ cho du khách trong nước và quốc tế trên khu vực hồ Hoa Bình - nơi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu du lịch quốc gia. Trên khu vực hồ đã có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu để triển khai các dự án du lịch. Mấy năm nay, số lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch phát triển khá khả quan. Năm 2016, tỉnh đón hơn 2,2 triệu lượt khách, vượt 13,7% kế hoạch, trong đó khách quốc tế đạt 22,7 vạn lượt, khách trong nước hơn 2 triệu lượt, đạt doanh thu 576 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động du lịch hơn 1.000 tỷ đồng. 6 tháng năm 2017, tổng lượt khách thăm quan du lịch 1.374.737 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,3%, bằng 60,8% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 122.830 lượt; khách nội địa 1.251.907 lượt; tổng doanh thu đạt 356.772 triệu đồng; thu nhập du lịch đạt khoảng 642 tỷ đồng.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Điều kiện thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh núi non hùng vĩ, hữu tình, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, kề cận với Thủ đô Hà Nội là những tài nguyên du lịch quý báu của tỉnh. Các tiềm năng, lợi thế đó đang dần được đánh thức, mở ra cơ hội mới phát triển du lịch Hòa Bình. Trong quy hoạch định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu là: Phấn đấu đến năm 2020 tổng số lượt khách thăm quan du lịch đạt khoảng 3.327 ngàn lượt, trong đó khách quốc tế 546 ngàn lượt, khách nội địa 2.781 ngàn lượt. Năm 2030, tổng số lượt khách thăm quan du lịch đạt khoảng 7.292 ngàn lượt, trong đó, khách quốc tế 1.972 ngàn lượt, khách nội địa 5.320 ngàn lượt. Phấn đấu tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 2.488 tỷ đồng; năm 2030 đạt khoảng 10.927 tỷ đồng.

Hiện nay, các ngành chức năng tham mưu tỉnh ban hành và thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng sản phẩm du lịch theo quy hoạch, đề án của tỉnh. Trong đó khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, các khu, điểm du lịch có tiềm năng; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hoá Hoà Bình; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng; hình thành hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng, liên tỉnh; mở rộng hợp tác với du lịch các tỉnh trong khu vực và hội nhập quốc tế. Tập trung ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư khai thác "Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình” và "Điểm du lịch quốc gia Mai Châu”, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí và du lịch văn hoá cộng đồng các dân tộc. Khuyến khích xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo vệ, tôn tạo, khai thác giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hoá Hoà Bình về kiến trúc có chất lượng và sức cạnh tranh; phát triển sản phẩm du lịch "xanh” thân thiện với môi trường; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và nghề truyền thống; ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiệm năng lượng và nước...

 


                                                                Hương Lan

 


Các tin khác


Thăm đền Đôi Cô Cửa Chương


(HBĐT) - Đền Đôi Cô Cửa Chương là điểm du lịch tâm linh, lịch sử nằm trong hành trình du lịch khu vực hồ Hòa Bình đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Đền nằm trên địa phận xóm Mơ, xã Hiền Lương (Đà Bắc) bên dòng hồ sông Đà thơ mộng. Đến thăm đền Đôi Cô thi vị nhất là đi bằng đường thủy.

Kiểm tra các dự án đầu tư phát triển du lịch khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 6/7, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi thị sát, kiểm tra tiến độ thi công các dự án đầu tư phát triển du lịch khu vực hồ Hòa Bình do Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng internet


Chào mừng Ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7), Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch chính thức khai trương giao diện mới website vietnamtourism.com và chuyên trang "Điểm đến du lịch” bằng tiếng Anh.

Một thoáng Đá Bia


(HBĐT) - Đá Bia - xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc là xóm nhỏ ven hồ Hòa Bình đẹp thuần khiết và bình yên đem lại những cảm nhận thú vị cho những ai một lần ghé thăm.

“Nóc nhà” Mường Bi - những cảm nhận đẹp!


(HBĐT) - Vào hạ, nắng đẹp, trời trong, chúng tôi sắp lịch rời phố lên rừng để trải nghiệm cuộc sống dưới muôn màu, muôn vẻ. Hành trình của chúng tôi lần này là xã Lũng Vân (Tân Lạc) - "nóc nhà”của Mường Bi, nơi có độ cao trên 1.200 m so với mặt nước biển, nơi có tiếng với những cụ già sống "bách niên giai lão”. Một ngày đi, đến và trở về không đủ để cảm nhận tất cả nhưng các thành viên trong đoàn đều chốt một câu: Thật tuyệt!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục