Nguyễn Văn Chương 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Liên hoan làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 

(HBĐT) - Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác; cũng là cơ hội lớn cho du lịch các tỉnh Tây Bắc phát huy mọi tiềm năng phát triển du lịch nhanh và bền vững hơn.


Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1980 với các du khách đầu tiên đến từ Đông âu cũ và ngày càng được mở rộng, đã đem lại lợi ích tích cực về mặt kinh tế cho nhiều địa phương. Đặc biệt, tại các vùng nông thôn, du lịch cộng đồng đã góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) là nơi đầu tiên ở miền Bắc hoạt động du lịch cộng đồng với đặc trưng văn hóa dân tộc Thái. Cuối những năm 1990, theo nhu cầu của khách quốc tế từ Tây âu và Bắc Mỹ, du lịch cộng đồng tiếp tục được phát triển ở miền Bắc tại Sapa (Lào Cai) - một điểm du lịch giàu di sản văn hóa các dân tộc ít người. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương. Vì thế, việc phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng ngày càng được xã hội quan tâm và khuyến khích.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác xem bản đồ quy hoạch chi tiết Dự án Khu du lịch thiên nhiên Robinson trên hồ Hòa Bình. Ảnh: P.V

Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Bắc nói riêng và vùng trung du miền núi Bắc bộ nói chung đang tập trung triển khai nhiều nhiều giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển. Trọng điểm là xây dựng 12 khu và 4 điểm du lịch quốc gia để khai thác những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, hấp dẫn các tỉnh Tây Bắc. Tiêu biểu như: Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La; khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên; Khu du lịch hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai; khu du lịch Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ và các điểm du lịch quốc gia thành phố Lào Cai; điểm du lịch quốc thành phố Lạng Sơn, điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình... Với những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và truyền thống lịch sử hào hùng các tỉnh Tây Bắc đang đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đồng thời mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng xa, vùng sâu, vùng cao.

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và huy động sự tham gia của toàn xã hội du lịch các tỉnh Tây Bắc đã đạt những kết quả bước đầu đó là: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch; công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đã được chú trọng, tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và thu nhập du lịch đạt khá đang từng bước tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được coi là thế mạnh của các tỉnh vùng Tây Bắc để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình do Bộ VH – TT&DL phối hợp với tỉnh Hòa Bình tổ chức, là hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc. Đây là dịp để giới thiệu về mô hình hoạt động du lịch cộng đồng, giá trị văn hóa truyền thống độc đáo các dân tộc, tôn vinh các Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khu vực Tây Bắc và các tỉnh trong cả nước. Tạo điều kiện cho người dân các Làng du lịch cộng đồng được mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động du lịch cộng đồng. Là nhịp cầu văn hoá góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình diễn ra trong 3 ngày từ 6/10 - 8/10/2017 với các hoạt động: Liên hoan các đội văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc; thi thuyết minh du lịch; trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm văn hóa du lịch, quà lưu niệm và trình diễn thao tác nghề thủ công; thi ẩm thực; trưng bày triển lãm ảnh du lịch và Hội thảo khoa học về định hướng, giải pháp xây dựng phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Liên hoan có sự tham gia của 12 Làng đến từ 11 tỉnh. Thông qua các nội dung hoạt động trong Liên hoan sẽ tạo không khí vui tươi, phấn khởi và để lại ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu và du khách về tham dự.

Thông qua Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 sẽ góp phần tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của các tỉnh Tây Bắc; thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; tôn vinh các cộng đồng tiêu biểu trong khu vực Tây Bắc. Mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình hoạt động du lịch cộng đồng tiêu biểu trong cả nước, nâng cao hiệu quả chương trình hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch vùng.

UBND tỉnh Hòa Bình mong muốn liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng sẽ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức là một hoạt động thường niên để tạo nên điểm nhấn, sự liên kết, thúc đẩy du lịch vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.


Các tin khác

Không có hình ảnh

Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa

(HBĐT) - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Từ xưa, vùng đất này vốn được coi là nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa...

Đắm mình trong thiên nhiên, mây nước Thung Nai

(HBĐT) - Thung Nai (Cao Phong) là địa điểm lý tưởng cho những du khách yêu thích và muốn tận hưởng nét hoang sơ, vẻ đẹp non nước hồ Hòa Bình. Chúng tôi trở lại thăm Thung Nai vào sáng thu nắng nhẹ. Con đường tới Thung Nai uốn lượn, chìm trong nắng vàng, trời trong veo, thấp thoáng những bến nước trong xanh. Một vài chòm xóm yên lành ẩn hiện sát mép hồ.

Sức hút du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh ta đang hiện thực hóa các tiềm năng, lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách gần xa. Liên tiếp thời gian vừa qua, du lịch Hòa Bình đón những tín hiệu vui. Các điểm, khu du lịch trên địa bàn ngày càng được du khách biết đến.

Xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình: Linh thiêng Hang Miếng

(HBĐT) - Đền Hang Miếng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khu vực hồ Hòa Bình thuộc địa phận xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Có thể đi lễ đền Hang Miếng bằng cả đường thủy và đường bộ. Hầu hết người dân đi lễ đền Hang Miếng bằng đường thủy có thể xuất phát từ cảng Bích Hạ đi khoảng 70 km hoặc từ Cảng Thung Nai đi khoảng 50 km thì đến được đền. Đền Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng đền rất linh thiêng.

Khát vọng “đánh thức” du lịch Hòa Bình

HBĐT) - Những ngày cuối tháng 7, Công ty CP đầu tư du lịch Hòa Bình tổ chức tua du lịch 2 ngày, 1 đêm khảo sát sản phẩm mới lòng hồ Hòa Bình dành cho đại diện các hãng du lịch tại khu vực Hà Nội. Từ cảng Thung Nai, du khách lên thuyền trung tốc thăm quan lòng hồ sông Đà, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "vịnh Hạ Long trên cạn” và cập bến tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) - bản Mường cổ nằm sâu trên lòng hồ sông Đà. Bản hoàn toàn tách biệt do chưa có đường bộ nên còn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ, tập quán sinh hoạt truyền thống của người dân bản địa.

Phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có tiềm năng phát triển thành Khu du lịch (KDL) quốc gia, với diện tích mặt nước trên 8.000 ha, khí hậu trong lành, hệ động thực vật đa dạng, phong phú, có nhiều đảo lớn nhỏ, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Gắn liền với hồ là công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc sinh sống trong vùng hồ Hòa Bình đang được bảo tồn, lưu giữ và phát triển… Ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục