Lam Kinh được biết đến là vùng đất thiêng "địa linh nhân kiệt ", quê hương của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi - nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây cũng chính là nơi an nghỉ vĩnh hằng của gia tộc, các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ. Những công trình kiến trúc kỳ vỹ của 600 năm trước được phỏng dựng lại sắp đưa vào phục vụ người dân và du khách.

 

Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất của Lam Kinh.

 Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ngày nay có tổng diện tích 200 ha, thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa hơn 50km về phía Tây Bắc.

Với các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.

Đến với Lam Kinh, chúng ta càng tự hào về truyền thống lịch sử cha ông, về hào khí Lam Sơn và công lao của Hoàng triều Lê tộc.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đi vào sử sách. Sau khi giành thắng lợi và Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm.

Năm 1430, Lê Lợi cho đổi Lam Sơn thành Tây Kinh (hay còn gọi là Lam Kinh). Năm 1433, Lê Thái Tổ băng hà và đưa về quê hương Lam Sơn an táng tại Vĩnh Lăng. Từ đây, Lam Kinh trở thành khu Sơn lăng. Các đời vua sau đó tiếp tục cho xây dựng điện Lam Kinh. Qua thời gian điện Lam Kinh dần dần được mở rộng về quy mô to lớn và bề thế.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Điện Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433. Năm 1434, điện Lam Kinh bị cháy nhưng không rõ nguyên nhân. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho làm lại điện miếu ở Lam Kinh...

Gần 6 thế kỷ đã trôi qua, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự vô thức của con người, Lam Kinh đã bị xuống cấp nghiêm trọng và trở thành phế tích.

Tuy các công trình đền đài, điện, miếu không còn như xưa, nhưng với không gian cảnh quan, nền móng các công trình kiến trúc lăng mộ và nhiều di tích, di vật thời Hậu Lê còn lại, Lam Kinh vẫn là địa chỉ đỏ của người dân xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung, cần được bảo tồn, phát huy giá trị giáo dục truyền thống.

 

Phía sau Chính điện, các tòa miếu cũng đã được phỏng dựng lại.

Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Đến nay, nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu bảo tồn nguyên trạng, nhiều hạng mục đã được phục dựng, dần dần tái hiện phần nào diện mạo trước đây của Lam Kinh.

Trong đó, Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất của Lam Kinh (có 138 cột, hiện còn 127chân cột). Năm 2010, Chính điện được tiến hành bảo tồn và phỏng dựng theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa, tạo cho Lam Kinh thêm bề thế.

Mặc dù đã được khánh thành vào năm 2017, tuy nhiên, đến nay Chính điện Lam Kinh vẫn chưa mở cửa phục vụ nhân dân và du khách.

Theo ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: Khi xây dựng xong di tích, đó mới chỉ là phần vật chất, còn về mặt tinh thần chính là cái chúng ta đang làm. Hiện đang trong quá trình xây dựng bộ thuyết minh tổng thể toàn bộ Khu di tích lịch sử Lam Kinh, trong đó có cả Chính điện.

"Khánh thành là mới phần vật chất, phải thổi vào đó một phần hồn, phần linh, nhưng mặt khác phải đảm bảo yếu tố về mặt lịch sử. Nếu bây giờ mở cửa khai thác, du khách vào thuyết minh không đúng thì không được. Việc xây dựng bộ thuyết minh rất kỳ công, không chỉ mình điện Lam Kinh mà tất cả các di tích trên Lam Kinh đều phải xây dựng”, ông Phương cho biết.

 

Từ Chính điện nhìn ra hướng sân Rồng và Ngọ môn.

Cũng theo ông Phương, song song với đó là nghiên cứu để xây dựng một số bộ trang phục để phục vụ cho nghi lễ, tế lễ... Đồng thời, bên trong Chính điện làm sao để tái hiện, chuyển tải, trở lại ngày xưa để du khách khi bước vào thăm, cảm thấy như là hiện thực mấy trăm năm về trước.

"Văn hóa di tích là một sản phẩm, nhưng để chuyển thể từ một sản phẩm văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch là cả một vấn đề, nên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu”, ông Phương cho biết.

Ông Vũ Đình Sỹ - Phó ban phụ trách Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh cho biết: Trong thời gian qua, ngành luôn quan tâm đến công tác vệ sinh, diện mạo di tích. Đồng thời xây dựng hình ảnh con người thân thiện hướng tới một điểm đến xanh, sạch, đẹp và hấp dẫn. Khu rừng Lam Kinh được giữ gìn tốt, độ che phủ lớn, đường đi lối lại được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách.

Từ ngày 30/9 đến 2/10/2018 (tức ngày 21, 22, 23/8 năm Mậu Tuất) tại di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi

 

                         TheoToquoc

Các tin khác


Khám phá rừng U Minh

Rừng U Minh nổi tiếng trong tác phẩm điện ảnh Đất Phương Nam, càng nổi tiếng khi tạo cho du khách ấn tượng về khu rừng tràm xanh mướt tuyệt đẹp. Cách tốt nhất để khám phá cánh rừng là ngồi vỏ lãi (một loại xuồng máy). Cảnh vật nơi đây vô cùng ấn tượng; những món đặc sản địa phương quyến rũ sẽ khiến không một du khách nào có thể quên…

Toàn tỉnh đón 32.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 2/9

(HBĐT) - Thời gian vừa qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Hòa Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai nhiều dự án, mô hình du lịch trên địa bàn nhằm thu hút khách tham quan du lịch.

Du lịch cộng đồng “hút” khách

(HBĐT) - Vào kỳ nghỉ lễ 2/9, tôi cùng nhóm bạn đến du lịch tại bản Mông xinh đẹp xã Hang Kia (Mai Châu). Chúng tôi nghỉ chân tại homestay Sùng Y Múa, xóm Hang Kia. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến không khí nhộn nhịp vui Tết Độc lập của người Mông, nhà nào cũng mổ trâu, mổ lợn, làm bánh… Những chàng trai, cô gái Mông diện trang phục đầy màu sắc để đi chơi chợ.

Yên Thủy rộn ràng lời ca từ thôn, bản

(HBĐT) - Những ngày này, tại nhà văn hóa của nhiều thôn, xóm, khu dân cư của huyện Yên Thủy luôn rộn ràng lời ca, điệu múa, tiếng sáo, tiếng chiêng… Người dân hăng say luyện tập văn nghệ, thể thao để tham gia ngày hội mừng Tết Độc lập.

Đảo ngọc đất phương Nam

Tôi may mắn lần đầu ra thăm huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) trong những ngày cuối mùa Hè năm nay. Quả thực, vùng đất đảo này không hổ danh "đảo ngọc” tiềm ẩn nhiều tiềm năng khai thác, phát triển du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế…

Kim Bôi: Doanh thu từ du lịch đạt trên 47 tỷ đồng

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi đang triển khai có hiệu quả Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2017 – 202, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, đồng thời quản lý tốt về giá cả, không xảy ra hiện tượng nâng giá, gây khó dễ cho khách du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục