(HBĐT) - Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, không chỉ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người đã tạo nên nhiều sản phẩm được điêu khắc bằng đá rất đặc sắc. Đây là điểm đến hấp dẫn du khách thường ghé tới mỗi khi đi du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng.


Những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật được tạo ra dưới đôi bàn tay tài hoa của những người thợ làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

Tương truyền, làng nghề được hình thành vào cuối thế kỷ XVII, do nghệ nhân người Thanh Hóa, ông Huỳnh Bá Quát - vị cao tổ nhiều đời của quan Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam sáng lập. Ông đã vào an cư lập nghiệp tại chân núi Ngũ Hành Sơn. Ông khám phá ra đây là cụm núi đá Cẩm Thạch có thể chế tác ra nhiều sản phẩm trang trí, nên ông khai thác đem về chế tác những lúc rảnh rỗi. Bên cạnh nghề làm nông, mỗi khi rảnh ông lại lấy đá ra chế tác, đục đẽo thành những tấm bia mộ, chế tác chày và cối giã tiêu, giã thuốc, cối xay hoặc làm các hòn đá chì cho ngư dân trong vùng. Các sản phẩm của ông Quát được nhiều người ưa thích mua về. Lượng khách ngày một đông hơn, do đó đã mang tới cho ông nguồn thu nhập khá. Từ đây, ông nghĩ nó sẽ trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập khi nhàn rỗi nên đã truyền lại cho con cháu và những người quen quanh làng. 

Họ đã bắt đầu khai thác đá và chế tác ra các dụng cụ, đồ vật phục vụ cuộc sống hằng ngày để kiếm tiền mưu sinh. Các sản phẩm họ tạo ra như: cối xay bột, cối giã gạo, sau đó là những tác phẩm điêu khắc bia mộ và hơn thế nữa là chế tác phượng, rồng, rùa đáp ứng yêu cầu của các chùa chiền, lăng tẩm, miếu và cung đình…

Qua nhiều năm gây dựng, các sản phẩm từ đá tại đây ngày một phát triển và được truyền nghề rộng rãi. Không còn một vài nhà làm nữa mà cả làng làm nghề mỹ nghệ. Đây là điều rất đáng mừng, đánh dấu sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nghề đá mỹ nghệ.

Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa. Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian. Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho "đứa con” của mình nên tất cả đều toát lên vẻ tinh xảo đến từng góc cạnh.

Qua tìm hiểu được biết, từ năm 1975, hợp tác xã đá mỹ nghệ Non Nước ra đời. Đến năm 2006, Hội làng nghề truyền thống điêu khắc đá Non Nước được thành lập. Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, từ những vật dụng hàng ngày như cối, cốc, chày, chén, ấm trà bằng đá… cho đến tượng Phật, Quan Âm, thần Vệ Nữ, doanh nhân, nhân sư, sư tử, hổ, báo, đại bàng… Với chất lượng và sự tinh xảo, các sản phẩm của làng nghề không chỉ cung cấp cho khách du lịch và các cơ sở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… 

Làng đá mỹ nghệ Non Nước hội tụ đầy đủ 4 tiêu chí để làm nên Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cụ thể là biểu thị được bản sắc văn hóa cộng đồng, phản ánh sự sáng tạo nhưng vẫn gìn giữ được truyền thống qua nhiều thế hệ, có khả năng tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài theo thời gian và được cộng đồng cam kết bảo vệ, duy trì. Năm 2014, làng đá mỹ nghệ Non Nước được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 


 
               Du khách tham quan mua sắm tại cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của làng nghề.


Tham gia tour Đà Nẵng và ghé thăm một cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ trong làng nghề, chúng tôi thật sự bất ngờ trước sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng nơi đây. Từ những bức tượng nhỏ bằng ngón tay cho đến tượng lớn như người thật, tất cả đều sinh động và hết sức tinh xảo. Cũng vì thế mà sau khi thăm quan, du khách nào cũng mua một vài món đồ về trang trí hay làm quà tặng người thân.

 

                                                                            Đinh Thắng



Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục