(HBĐT) - Tại tỉnh ta, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế. Bắt nhịp với xu hướng đó, cùng với việc phát triển du lịch tâm linh, huyện Cao Phong quan tâm, đầu tư phát triển DLCĐ. Với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, DLCĐ hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn độc đáo cho Cao Phong trong tương lai.


Đội văn nghệ, xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong) thường xuyên tập luyện để phục vụ khách du lịch.

Cao Phong - Mường Thàng có phong cảnh tươi đẹp, lưu giữ được nhiều giá trị đặc sắc trong văn hóa. Từ lâu, Cao Phong đã trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch. Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh là điểm DLCĐ đầu tiên của huyện. Theo các cụ cao niên trong bản, từ những năm 78 - 79 của thế kỷ trước đã có những đoàn khách chuyên gia Liên Xô (cũ) từ nhà máy thủy điện Hòa Bình đến thăm quan, tìm hiểu cuộc sống của bà con trong bản. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người dân bản không mặn mà trong phát triển du lịch dẫn tới tình trạng đìu hiu, vắng khách. Trước thực trạng đó, huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp để khôi phục điểm du lịch bản Giang Mỗ; phát triển, mở rộng thêm một số điểm DLCĐ trên địa bàn huyện.

Năm 2018 - 2019, huyện phát triển thêm điểm DLCĐ xóm Tiện, xã Thung Nai với 5 hộ đăng ký làm du lịch; xóm Mừng, xã Hợp Phong với 17 hộ đăng ký; xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên có 17 hộ đăng ký. Trong đó, Thạch Yên được chọn là địa điểm trọng điểm để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái tổng hợp Happy Land Cao Phong. Đã có nhiều đoàn khách tới trải nghiệm tại các điểm DLCĐ, tuy nhiên chưa lưu trú lại.

Trong năm 2019, huyện phối hợp với Đài PT-TH tỉnh làm phóng sự tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng phát triển du lịch huyện Cao Phong tại 2 xã Tân Phong (cũ) và Thung Nai. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn cho cán bộ, nhân viên các đơn vị quản lý, đơn vị lữ hành, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã đang kinh doanh hoặc có khả năng phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới; phối hợp Phòng NN&PTNT huyện mở lớp tập huấn cho 35 hộ dân tại xóm Mừng, xã Hợp Phong và xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên.

Tháng 12/2019, 5 hộ đăng ký làm DLCĐ của xóm Tiện, xã Thung Nai chính thức hoạt động đón khách. Xóm nằm trên vùng hồ Hòa Bình, cách cảng Thung Nai 4 km, thuận tiện cho khách du lịch đi ô tô tới cảng, lên thuyền thăm các điểm du lịch trên hồ như: đền và động Thác Bờ, đảo Dừa, đảo Cối Xay Gió... Toàn xóm có 148 hộ sinh sống, gần 100% dân số là người Mường. Người dân xóm Tiện luôn ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Hiện, hơn 70% hộ dân giữ được nếp nhà sàn, các làn điệu dân ca Mường được đội văn nghệ biểu diễn thành thục. 

Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Hiện tại, xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên đã có 7 hộ đủ điều kiện đăng ký kinh doanh homestay. 7 hộ đã tham gia HTX du lịch (thành lập tháng 6/2019) và ký cam kết sửa nhà đủ tiện nghi đón khách du lịch, gồm cả sân vườn xung quanh. Các hộ đăng ký làm DLCĐ tại xã Hợp Phong và 10 hộ tại xã Thạch Yên đang tích cực hoàn thiện thủ tục; xây dựng cơ sở lưu trú; trang bị kiến thức; chuẩn bị nguồn nhân lực. Huyện phấn đấu đến năm 2023, tất cả các hộ đăng ký làm DLCĐ tại Hợp Phong và Thạch Yên đủ điều kiện đón khách. 

Du lịch đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Cao Phong, trong đó có DLCĐ. Năm 2014, toàn huyện đón 28.988 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 2.943 lượt người. Đến năm 2019, huyện đón 435.026 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 550 lượt người, khách nội địa 434.476 lượt người. Doanh thu từ du lịch đạt 39.300 triệu đồng. 

Đồng chí Bùi Tiến Dũng cho biết thêm: Trong thời gian tới, để phát triển DLCĐ, cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04, ngày 22/11/2017 của Huyện ủy về phát triển du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện về tầm quan trọng của phát triển du lịch. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Nghiêm túc xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch...

Thu Thủy

Các tin khác


Phát triển du lịch cộng đồng - hướng đi mới của Mù Cang Chải

Du lịch cộng đồng ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang phát triển mạnh với các hình thức đa dạng như du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng...

Tạo đột phá cho du lịch hồ Hòa Bình

Bài 2 - Nâng tầm du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) -  Sau giấc ngủ dài, những nàng công chúa ven hồ Hòa Bình được đánh thức bằng những chuyến tàu chở khách du lịch ghé thăm. Các xã: Suối Hoa, Tiền Phong, Hiền Lương… trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Chủ và khách cùng đồng hành trong hành trình khám phá, chinh phục non nước, núi rừng và tìm hiểu sự độc đáo trong nền văn hóa Hòa Bình. 

Tạo đột phá cho du lịch hồ Hòa Bình

Bài 1 - Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình

(HBĐT) -  Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật cho những vùng đất khó ven hồ Hòa Bình vươn lên phát triển KT-XH. Sau giấc ngủ dài, giờ đây, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); xóm Ké - xã Hiền Lương, khu du lich cộng đồng Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Sưng - xã Cao Sơn (Đà Bắc) trở thành những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch thiệt hại 7 tỷ USD vì dịch Covid-19

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, ước tính ngành du lịch thiệt hại khoảng 7 tỷ USD do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Huyện Tân Lạc thu hút đầu tư phát triển du lịch

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh đẹp hùng vĩ cùng với sự độc đáo trong văn hóa Mường Bi tạo nên sức hút diệu kỳ đối với khách du lịch. Ngoài ra, huyện luôn quan tâm quảng bá hình ảnh du lịch trên phương tiện thông tin đại chúng. Tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của địa phương.

Văn Miếu, Quốc Tử Giám - nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc

(HBĐT) - Nói đến Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, không thể không nói đến khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được xem là biểu tượng văn hóa - lịch sử, trường đại học đầu tiên của nước ta. Biết bao thế hệ đã coi khu di tích này là biểu tượng trí tuệ, truyền thống hiếu học của dân tộc. Từ những giá trị vô cùng to lớn, năm 2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhất là những ngày đầu xuân, du khách chen chân mong được hướng lòng tôn kính lên đức Khổng Tử, thầy giáo Chu Văn An để học đạo làm người và ước nguyện cuộc sống bình an, thuận hòa, con đường học vấn hanh thông, đỗ đạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục