(HBĐT) - Bản Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu) được coi là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua. Đến đây, du khách không chỉ được hoà mình vào thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những nét đặc sắc trong cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái. Từ ẩm thực, trang phục, nét lao động hàng ngày là những điều giữ chân người phương xa ở lại lâu hơn với mảnh đất tươi đẹp này.


 

 

Người dân bản Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu) giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhằm thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Bản Bước có 126 hộ với 526 nhân khẩu, 30% hộ cung cấp các dịch vụ du lịch homestay, nhà nghỉ, nhà hàng... phục vụ khách du lịch. 100% hộ dân là người Thái sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống được bao phủ bởi rừng cọ xanh ngát và dòng suối Xia mát lành, nước trong vắt chảy quanh năm. Thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, trong lành, con người hiền hậu, chân tình. Đặc biệt, người dân bản Bước còn giữ được những nét văn hoá, phong tục tập quán trong từng lời ăn, tiếng nói, nét sinh hoạt hàng ngày như ở nhà sàn, dệt thổ cẩm dưới sàn nhà, đan lát đồ vật bằng tre nứa, canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang.

Đưa chúng tôi đi thăm quan một vòng bản Bước, ông Lường Văn Trân, Trưởng bản chia sẻ: Thực hiện chủ trương gắn phát triển du lịch với giữ gìn bản sắc dân tộc, ban quản lý xóm chú trọng tuyên truyền đến người dân giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc và trang phục truyền thống của dân tộc Thái để tạo không gian thu hút khách du lịch. Hiện, bản Bước có 3 đội văn nghệ chuyên phục vụ khách du lịch, thường hát những điệu hát cổ của người Thái, múa những điệu múa truyền thống như: Xoè hoa, múa sạp, múa dân được mùa… Ngoài ra, một số gia đình giữ được nghề dệt thổ cẩm như hộ các ông: Hà Văn Nhiệu, Hà Văn Thành, Hà Văn Thêu... hay nghề đan lát dụng cụ bằng tre, nứa của các gia đình: Hà Văn Cộc, Hà Văn Điệp, Hà Văn Thầng…

Bạn Phan Thị Oanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Mặc dù đã đến Mai Châu rất nhiều lần nhưng tôi vẫn muốn quay lại, nơi tôi lưu trú nhiều nhất có lẽ là bản Bước ở xã Xăm Khoè. Không khí nơi đây trong lành, mát mẻ, không ồn ào như ở thành phố. Đặc biệt, đến đây, tôi được trải nghiệm thực tế những nét sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái, học dệt thổ cẩm, trồng lúa và trải nghiệm bắt cá suối, rất thú vị.

Trưởng bản Lường Văn Trân cho biết thêm: Thời gian qua, nhận thấy khách du lịch đến với bản Bước khá thích thú với những nét đặc sắc trong đời sống văn hoá, sinh hoạt của người dân. Do vậy, bà con thống nhất tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa gắn với phát triển du lịch bằng cách dần khôi phục rộng rãi nghề dệt thổ cẩm, làm lại một số vật dụng sinh hoạt đậm nét văn hoá như: Guồng quay nước, mõ trâu… Bà con mặc trang phục truyền thống dân tộc Thái khi đón tiếp khách du lịch và những ngày lễ, Tết. Khôi phục các trò chơi truyền thống: Cù quay, ném còn, "to mắt lẹ”. Đồng thời, tăng cường thêm những hoạt động trải nghiệm thực tế cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với bà con cho du khách khi đến với bản.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020, lượng khách đến với bản Bước giảm nhiều so với các năm trước, các đoàn đến chủ yếu là khách trong nước. Tuy nhiên, những hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch cộng đồng vẫn được bà con tích cực triển khai, để khi hoạt động du lịch khởi động lại khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, mọi thứ luôn sẵn sàng chào đón du khách.

 

 

Khánh Linh

Các tin khác


Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình: Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình phát triển xanh, bền vững

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 439-QĐ/TTg, ngày 25/3/2021 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia (KDLQG) hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Tỉnh đang phối hợp chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng KDLQG hồ Hòa Bình được phê duyệt và tổ chức triển khai quy hoạch theo đúng quy định hiện hành. Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng, làm cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu du lịch (KDL) theo quy định của pháp luật, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình, phát triển các sản phẩm du lịch xanh, bền vững.  

Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch

(HBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó việc đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất được quan tâm, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Khảo sát xây dựng sản phẩm mới tuyến du lịch Tây Bắc

Hưởng ứng chương trình du lịch an toàn, hấp dẫn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Điện Biên tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm mới tuyến du lịch qua miền Tây Bắc.

Kích cầu du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Khoảng cuối tháng 2 trở lại đây, các khu, điểm du lịch trên bàn tỉnh như du lịch cộng đồng xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Sưng - xã Cao Sơn, xóm Đức Phong - xã Tiền Phong (Đà Bắc), bản Lác - xã Chiềng Châu, bản Văn - thị trấn Mai Châu, các resort trên địa bàn huyện Kim Bôi, Mai Châu, Lương Sơn... đón khách trở lại. Đặc biệt, tại Khu du lịch hồ Hòa Bình với cảnh đẹp "sơn thủy hữu tình" và điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đã thu hút khá đông lượng du khách trong, ngoài tỉnh đến vãn cảnh, thăm quan.

Trên đỉnh Sa Mu

(HBĐT) - Đỉnh U Bò (còn gọi là đỉnh Sa Mu) là một trong 3 đỉnh núi nằm trong khu vực dân gian vẫn hay gọi là Tam giác quỷ, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa. Thời điểm này hàng năm, nơi đây là vương quốc của các loài kỳ hoa, dị thảo giữa khu rừng nguyên sinh mang đầy vẻ huyền bí, ma mị, khiến nhiều người ao ước được một lần tận mắt chiêm ngưỡng.

Ngợp sắc hoa ban Tây Bắc

(HBĐT) - Quả thật không sai chút nào, khi một người bạn ở Sơn La quả quyết: "Đi Tây Bắc mùa này đẹp nhất… Vì có hoa ban”. Đầu năm, núi rừng được khoác lên mình màu non xanh nõn nà của chồi non, lộc biếc. Các loài hoa của xứ sở Tây Bắc nở vào mùa viên mãn nhất. Hoa đào, hoa mai, mận trắng… Và thiên nhiên, huy hoàng, lộng lẫy hơn bởi đang mùa rộ nhất của hoa ban.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục