(HBĐT)-Ngày 10/6, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) du lịch tỉnh chủ trì buổi họp.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo buổi họp.
Dự thảo Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020; định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu chung phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: "Phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc…”. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 thu hút đầu tư đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao; đến năm 2025 đạt 4,9 triệu lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động; phấn đấu xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của khu du lịch quốc gia vào năm 2025. Giai đoạn 2025 - 2030, thu hút đầu tư đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng; phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng cao; đạt 7,3 triệu lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tại buổi họp, các đại biểu cơ bản thống nhất nội dung đề án đã nêu; tập trung thảo luận, bổ sung ý kiến về một số vấn đề: Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư; đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; nội dung, bố cục của đề án...
Kết luận buổi họp, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đánh giá cao ý kiến của các đại biểu đóng góp vào dự thảo Đề án; giao Sở VH-TT&DL - cơ quan thường trực BCĐ tổng hợp ý kiến của đại biểu để chọn lọc, chỉnh sửa hoàn thiện đề án nhanh, đảm bảo chất lượng. Đề nghị cần xác định lại kết cấu, tỷ trọng để đảm bảo dung lượng hài hòa của đề án. Đối với các phần đánh giá phải nêu được kết quả nổi bật, chỉ ra những hạn chế, yếu kém; xác định được nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể, sát thực. Quan tâm đến vấn đề quy hoạch phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Xây dựng cơ chế hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển du lịch. Cần xác định rõ thế mạnh du lịch, trong đó trọng điểm là du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Chú trọng đến xây dựng sản phẩm du lịch. Quan tâm phát triển mở rộng thị trường, xây dựng các tuor, tuyến trong và ngoài tỉnh.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc - Mường Bi được là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - " Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Mường Bi có nền văn hóa dân tộc Mường đậm đà bản sắc với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là những tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch.
(HBĐT) - Nếu không chủ động đăng ký, tự đánh giá và kết nối an toàn Covid-19; không đảm bảo công tác an toàn trong phòng, chống dịch (PCD) sẽ không được đón khách lưu trú. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc hiện nay.
Tại buổi họp báo thường kỳ mới đây của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên về vấn đề hộ chiếu vaccine và tour du lịch nước ngoài tiêm vaccine Covid-19.
Trong gần 2 năm qua, dịch COVID-19 luôn xảy ra trước hoặc trong mùa cao điểm du lịch khiến du lịch thất thu.
(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung nhiều nguồn lực, dành nhiều cơ chế cũng như công tác quảng bá, thu hút đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch cộng đồng (DLCĐ). Qua đó, xác lập bản đồ du lịch huyện không những đối với du khách trong tỉnh, mà còn giới thiệu về tiềm năng, lợi thế tới đông đảo du khách, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
(HBĐT) - Tọa lạc ở độ cao 1.227 m so với mặt nước biển, đền Thượng Ba Vì - đền thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh) nằm trên một đỉnh núi cao thuộc khuôn viên Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì (TP Hà Nội). Với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, quanh năm có sương mù bao phủ tạo nên phong cảnh hữu tình, thu hút khách du lịch thập phương. Đến đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh lãng mạn, huyền bí, nghe kể về những huyền tích xa xưa mà còn được khám phá những nét độc đáo của ngọn núi linh thiêng xứ Đoài.