(HBĐT) - Cùng với du lịch Việt Nam, ngành du lịch Hòa Bình trải qua chặng đường hơn 61 năm xây dựng, trưởng thành. Đặc biệt, kể từ sau tái lập tỉnh, du lịch của tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để vươn lên, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh.
Thiên nhiên kỳ thú tại vịnh Ngòi Hoa, xã Suối Hoa (Tân Lạc) là tiềm năng phát triển Khu du lịch hồ Hoà Bình.
Giờ đây, Mai Châu trở thành một trong những địa chỉ du lịch "hot” trên hành trình khám phá, trải nghiệm miền Tây Bắc. Nhiều du khách vì quá yêu mến bản sắc văn hóa, tình người đằm thắm mà đến đây cả chục lần. Một trong những người như thế là chị Đàm Thị Hường, giáo viên trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Với chị Hường, Mai Châu luôn là lựa chọn số 1 mỗi dịp cùng các thế hệ học trò có chương trình dã ngoại, trải nghiệm. Một du khách cũng dành nhiều tình cảm với Mai Châu là chị Nguyễn Thanh Thư đến từ TP Hải Dương (Hải Dương). 4 lần chị đến Hòa Bình cùng gia đình, bạn bè thì cả 4 lần chị đều chọn Mai Châu là điểm đến. Mai Châu mang đến cho chị những trải nghiệm khó quên về văn hóa, ẩm thực dân tộc hay cảm giác yên bình khi được ngủ nhà sàn, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng tại những khu du lịch (KDL) mới như Mai Châu Hideaway, Mai Châu Ecolodge…
Giai đoạn 2016-2020, tổng lượng khách du lịch đến Mai Châu đạt bình quân trên 334.500 lượt/năm, tổng doanh thu từ lĩnh vực du lịch 147,4 tỷ đồng/năm. Du lịch cộng đồng (DLCĐ) phát triển mạnh đến các xã vùng sâu, vùng xa. Trên địa bàn đã phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao cấp. Một số cơ sở lưu trú được xếp hạng tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao. Theo đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện, du lịch Mai Châu đã, đang tập trung xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch "hấp dẫn - thân thiện - an toàn”, tăng cường các giải pháp kích cầu và xúc tiến hoạt động để sớm trở thành KDL cấp tỉnh.
Trải dài qua địa bàn TP Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, hồ Hòa Bình với cảnh quan thiên nhiên tựa "vịnh Hạ Long trên núi” có sức hút lớn về du lịch. Tỉnh đã thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của BTV Tỉnh ủy về phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch được đầu tư xây dựng, điển hình đã nâng cấp đầu tư tuyến đường tỉnh 435 có tổng chiều dài 24,8 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III - miền núi đi qua các xã: Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong), Suối Hoa (Tân Lạc); nhiều tuyến đường giao thông tại các xóm, bản DLCĐ được cải tạo, nâng cấp. Từ khi thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, KDL đã thu hút 11 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 757 ha, tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng. Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hóa các dân tộc, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền, bãi tắm… Hình ảnh KDL được tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh khu vực phía Bắc, liên kết phát triển du lịch với Hà Nội.
KDL hồ Hòa Bình với việc bước đầu đạt được một số điều kiện trở thành KDL quốc gia; Mai Châu đang đầu tư, xây dựng trở thành KDL cấp tỉnh là những điểm nhấn của du lịch Hòa Bình. Những năm gần đây, lượng khách du lịch và tổng thu từ du lịch của tỉnh có mức tăng trưởng bình quân khá tốt, đạt trên 10%/năm. Tỉnh đã thu hút được nguồn lực đầu tư du lịch đạt trên 4,1 nghìn tỷ đồng, tập trung xây dựng cơ cấu hạ tầng, hiện các cơ sở lưu trú du lịch đạt trên 4.000 phòng, tạo việc làm cho trên 14.000 lao động, trong đó, khoảng 4.000 lao động trực tiếp có chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Du lịch Hòa Bình đang từng bước đạt được các tiêu chí cơ bản để trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Thương hiệu du lịch của tỉnh gắn với hình ảnh đặc trưng, độc đáo, mang bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Để phát huy tối đa lợi thế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình trở thành điểm đến hấp dẫn, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch du lịch, ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đa dạng sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng nông thôn mới. Phát triển dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ DLCĐ, kinh tế ban đêm. Chú trọng khai thác thị trường Hà Nội, song song với mở rộng thị trường trong nước, quốc tế.
Bùi Minh
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các khu, điểm du lịch tại tỉnh Ninh Bình phải đóng cửa để phòng chống dịch.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã kéo dài tới 5 tháng và bước đầu có những tín hiệu đáng mừng trong việc kiểm soát ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành khác.
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn tới kinh tế và xã hội. Tái khởi động ngành du lịch sẽ giúp khởi động quá trình phục hồi và tăng trưởng. Quan trọng hơn là những lợi ích mang lại phải được lan tỏa một cách rộng rãi và công bằng.
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của BCH Đảng bộ huyện Cao Phong, trong giai đoạn 2020 - 2025, huyện tiếp tục bám sát định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển tương xứng với tiềm năng.
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn tới kinh tế và xã hội. Tái khởi động ngành du lịch sẽ giúp khởi động quá trình phục hồi và tăng trưởng. Quan trọng hơn là những lợi ích mang lại phải được lan tỏa một cách rộng rãi và công bằng.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1184/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thanh, tại xã Bình Thanh (Cao Phong).