(HBĐT) - Đầu năm tôi cùng gia đình du xuân, vãn cảnh đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội), được hòa chung niềm tự hào của người dân nơi đây về một di tích quốc gia đặc biệt với bề dày lịch sử lâu đời. Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng…



Quang cảnh đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội).

Đền thờ hai vị liệt nữ, anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. 

Trong khuôn viên rộng 129.824 m2, từ cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... đều được trang hoàng rực rỡ với sắc hoa tươi thắm. Được biết, dịp Tết năm nào, người dân Mê Linh cũng dành những phần hoa đẹp nhất do chính gia đình trồng để cung tiến, trang hoàng cho đền. Những ngày lễ, Tết, người dân địa phương luân phiên lên đền quét dọn, sắm sửa cùng nhà đền, dâng lên những thức quà quê mộc mạc, ý nghĩa…

Ông Nguyễn Ngọc Liêm, Trưởng Ban Quản lý di tích đền Hai Bà Trưng cho biết: Đền Hai Bà Trưng đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1980. Ngày 29/8/2002, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án đầu tư, quy hoạch, tôn tạo và xây dựng khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh trên diện tích gần 13 ha.

Di tích đền Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc nên đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Ngày 4/1/2022, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 07/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.

Cứ mỗi dịp lễ, Tết hàng năm, người dân trong huyện và khu vực lân cận tề tựu tại đền Hai Bà Trưng để báo ơn công lao của hai Bà. Lễ hội chính được diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng, ngày hội chính vào mùng 6 tháng Giêng. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên tại đền không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần lễ dâng hương. 

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân địa phương, qua đó, những giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Không chỉ phục vụ tín ngưỡng tâm linh, với diện tích rộng, đền Hai Bà Trưng còn là địa điểm cho du khách thăm quan, cắm trại, tổ chức trò chơi. Nơi đây cũng là địa điểm chụp kỷ yếu, giáo dục truyền thống, lịch sử cho bao thế hệ học sinh trên địa bàn huyện Mê Linh. 

 Hồng Duyên


Các tin khác


Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến hấp dẫn

Cách Hà Nội khoảng 150km Khu du lịch quốc gia Mộc Châu vừa là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, vừa là cầu nối du lịch thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc, được đánh giá là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc” trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 6.

Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Robinson - cần hỗ trợ từ cơ quan chức năng

Thời gian qua, dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson được cho là chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay đổi về quy mô dự án. Để dự án sớm đưa vào hoạt động rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.

Xây dựng các điểm đến thu hút du khách trên vùng hồ Đà Bắc

Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hoà Bình, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện vùng cao Đà Bắc giàu tiềm năng phát triển du lịch, điểm nhấn là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục